MỤC LỤC [Ẩn]
Tác giả: Sơn Vân
Người dịch: Võ Ngọc Châu
Nxb: Trẻ
Năm: 1994
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Dưới đây là ví dụ về thành ngữ điển cố Trung Hoa:
BA NGƯỜI THÌ THÀNH CỌP (Tam nhân thành hổ)
Thời Chiến Quốc, các nước đánh nhau liên miên. Để mọi người có thể giữ lời hứa nên giữa nước này và nước nọ thường trao đổi Thái Tử làm con tin. “Chiến Quốc Sách", "Ngụy Sách" có đoạn ghi thế này:
Đại thần Bàng Thông nước Ngụy sắp phò Thái Tử nước Ngụy đến nước Triệu làm con tin.
Trước khi lên đường, Bàng Thông nói với vua Ngụy: “Hiện có một người tới nói, trên đường phố có xuất hiện môt con cọp, Đại Vương có thể tin được chăng ?” Ngụy Vương nói : “Ta không tin”.
Bàng Thông nói : “Nếu có người thứ hai cũng nói trên đường phố vừa xuất hiện một con cọp, vậy Đại Vương có thể tin chưa ?’’ Ngụy Vương nói : “Ta hơi tin nhưng còn ngờ”. Bàng Thông lại nói : “Ví bằng có người thứ ba cũng nói trên đường phố vừa xuất hiện một con cọp, hẳn Đại Vương tin chớ ?” Ngụy Vương nói : “Đương nhiên ta phải tin”.
Bàng Thông bèn nói : “Trên đường phố không thê có cọp, ấy là điều rất rõ ràng, nhưng qua ba người nói đó thì hình như có cọp xuất hiện thật. Hiện giờ Hàm Đan, quốc đô của nước Triệu, cách Đại Lương, quốc đô của nước Ngụy so ra xa hơn đường trong phố chợ này rất nhiều, người dị nghị về tôi lại không phải chỉ ba người. Mong Đại Vương hiếu cho”. Ngụy Vương nói : “Ta biết rồi”.
Sau khi Bàng Thông từ biệt vua Ngụy lên đường, lời phỉ báng vế ông trước sau đã đưa tới tai Ngụy Vương. Thế rồi, hạn kỳ làm con tin cua Ngụy Thái Tứ đã mãn, Bàng Thông phò Thái Tư về nước, quả nhiên vua Ngụy không triệu kiến ông nữa.
Phố chợ là nơi mà mọi người tập trung buôn bán, đương nhiên không có cọp. Nói trên đường phổ có cọp rõ ràng là nói dối, gạt người, nhưng đã có nhiều người cùng nói, nếu không từ chân tướng sự vật mà nhìn vấn đề thì rất dề cho đó là thật vậy.
Truyện này vốn có ý châm chích Ngụy đế Vương là người nông cạn, nhưng người đời sau dẫn truyện này thành câu thành ngữ “ba người thì thành cọp”, ây là mượn ví dụ này để nói rằng có khi lời nói dối có thế che đậy sự thật. Ví như phán đoán một vấn để thật giả ta cần phải cẩn thận khảo sát và suy nghĩ, chớ không thể nghe bậy nói bạ (tức tùy tiện nghe, không căn cứ sự thật), nếu không tìm hiéu kỷ, ta rất dễ tin lầm “ba người thì thành cọp”,
Sưu tầm