Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Chữ Đức có nét ngang từ khi nào?

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Trong chữ Đức có thêm hoặc thiếu nét hoành ở giữa tìm nguyên nhân thật không đơn giản .

    Để nhớ triết tự chữ Đức 德, từ xưa các cụ đã sử dụng câu thơ sau:

    Chim chích mà đậu cành tre
    Thập trên tứ dưới nhất đề chữ tâm

    Vậy, chữ Đức có nét ngang từ khi nào? Tại sao các thư pháp gia lại ít khi viết như vậy? Trong chữ Đức có thêm hoặc thiếu nét hoành ở giữa tìm nguyên nhân thật không đơn giản.

    Trừ giáp cốt văn chưa khảo ra được, chữ Đức tìm được thấy rất sớm, từ thời Chu kim văn khắc trên đồng có tên là Mạch Di 麥彝 đã thấy xuất hiện chữ Đức, một bộ bên trái như là hai chữ nhân, bên phải có chữ như chữ tứ, trên không có thập dưới không có hoành, có tâm.

    Cũng ở đời này trong Tán thị bàn 散氏盤 và các hiện vật về sau khi viết chữ Đức đều chưa thấy có xuất hiện nét hoành đó.

    Cách viết chữ Đức tiếp tục tìm hiểu từ Tiên Tần đến Hán Ngụy. Lục Triều đến Tùy Đường ở các thể chữ như Đại Triện, Tiểu Triện, Trúc Giản, Bạch Thư đến Hán Lệ, Ngụy Bi đều không có nét hoành trong chữ Đức khi viết. Thời Đường cao tổ Lí Uyên hoàng đế đã từng viết 《vi nam thế dân kì tật sơ》, kì trung (hợp gia đại tiểu phúc đức) chữ Đức cũng không có nét hoành.

    Trong sách “Trung Quốc thư pháp sử quốc lục” thu thập văn tự ở các bi văn các đời thư pháp bi thiếp thì thấy:

    Khải thư rất hiếm chữ có nét hoành, còn hành thư thì không hề thấy. Ở thời Đường, khải thư hình chỉ có chữ của thư pháp gia Nhan Chân Khanh là có nét hoành.

    Bắt đầu khoảng giữa đời Đường mới bắt gặp nét hoành có trong chữ Đức. Lý Dương Băng - một thư pháp gia đời Đường, trong tác phẩm Thiên Tự Văn của mình ở câu 德建名立 Đức Kiến Danh Lập Vị chữ Đức được thêm một nét hoành, đây cũng là chữ Đức nhìn thấy đầu tiên có nét hoành ở giữa.

    Cùng thời này chỉ thấy thư pháp gia Sử Duy Tắc trong 薦福寺大戒德律師碑額 là có.

    Có lẽ là đến khi Khang Hy lệnh làm bộ Khang Hy tự điển hành thành năm 1716 thì chữ Đức có nét ngang mới trở thành chính tự.

    Dân gian thì thông dụng với chữ Đức này, còn các nhà thư pháp thì không quá phụ thuộc vào nó. Họ là những người học từ trước, theo đuổi lâm tập từ những bi thiếp trước, việc không có nét ngang mới là chính tự...

    Sưu tầm bài đăng trên diễn đàn facebook Hán Nôm Kinh Kỳ


    Cũ hơn Mới hơn