Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Thế nào là công bút, ý bút và nguyên lý vận bút trong thư pháp Việt

Đăng bởi Nguyễn Hiếu Học ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    A. CÔNG BÚT VÀ Ý BÚT

    Một khi ta đã thành thạo được các kỹ pháp, các đường nét căn bản, các bổ cục... và chuyển sang giai đoạn sáng tác thì ta nên để ý đến hai yếu tố: Công bút và Ý bút

    1. Công bút:

    Thế nào là công bút, ý bút và nguyên lý vận bút trong thư pháp Việt

    Công bút

    Khi ta dùng các kỹ pháp căn bản để thể hiện chữ hoặc tranh, ngọn bút thể hiện tác phẩm một cách sắc nét, rõ ràng theo chủ ý của tác giả gọi là công bút.

    2. Ý bút:

    Thế nào là công bút, ý bút và nguyên lý vận bút trong thư pháp Việt

    Ý bút

    Khi tác phẩm được thể hiện một cách phóng khoáng, các nét thể hiện không cần sắc nét tỉ mĩ. Trước khi đặt bút ta có thể có ý tưởng sẵn cho tác phẩm nhưng khi đặt bút vào giấy, ta không bị ràng buộc bởi những chủ đích đã có sẵn có mà thuận theo thế bút, cảm hứng, quán tính mà thể hiện tác phẩm. Khi đó ta sẽ thấy những đường nét rất tự nhiên không cố tạo, những đường nét mà trước khi đặt bút ta không nghĩ đến và khó có thể thực hiện lại được lần thứ hai. Có thể hiểu ta đã đi từ ý thức chuyền sang trạng thái vô thức và từ cái vô thức đó ta đã thể hiện được cái ý thức.

    B. NGUYÊN LÝ VẬN BÚT

    Sở dĩ các đường nét trờ thành nghệ thuật thư pháp là do sự biển hóa đa dạng, trong quá trình vận bút đường nét trong từng con chữ có thể biểu thị được cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người viết, Cũng như sự chuyển biến không ngừng, khi nặng, khi nhẹ, khi thanh khi đậm qua sự nhấn nhá cùa ngọn bút. Nguyên lý vận bút là quá trình vận ngọn bút lông theo những kỹ thuật nhất định để đạt được kết quả hoàn mỹ.

    Một nét căn bản dược chia làm ba phần: Khởi bút, hành bút và thu bút.

    Thế nào là công bút, ý bút và nguyên lý vận bút trong thư pháp Việt

    Mô tả quá trình vận bút

    I. Khởi bút:

    Thường sử dụng kỹ pháp tàng phong và lộ phong, phương bút và viên bút (viên bút đã được trình bày ở phần kỹ pháp)

    - Tàng phong khởi bút: Là kỹ thuật giấu ngọn bút. Khi muốn thực hiện một nét ngang từ trái qua phải thì phải hạ bút từ bên phải trở ngược qua trái, sau đó mới quay ngược lại bên phải để tiếp tục phần hành bút. Tương tự ở nét sổ muốn đưa nét bút từ trên xuống thì phải hạ bút từ dưới hướng lên.

    - Lộ Phong khởi bút: Là kỹ thuật để lộ phần ngọn của bút.

    - Phương bút khởi bút: Dùng kỹ thuật thiên phong để khởi bút (đổ ngọn bút nghiêng).

    II. Hành bút:

    Trên cơ bản thì hành bút sử dụng kỹ pháp trung phong vận bút. Trong quá trình hành bút, để tâm ngọn bút bình ổn giữa nét. Trong khi khởi bút bằng thể tàng phong hay lộ phong thuận theo thể bút và hướng bút mà ấn xuống. Tốc độ hơi nhanh hơn phần khởi bút. Khi hành bút tay phải vững và có lực, nét phải đều không lệch lạc. Giữ cán bút thật thẳng, mực thấm đều hai bên để nét được đầy đặn. Trung phong hành bút là kỹ pháp rất quan trọng đòi hỏi sự khổ luyện, kỹ pháp này hầu như sử dụng đều cho các thể chữ.

    Tương phản với trung phong là thiên phong, (phong nghiêng lệch). Để cán bút và ngọn bút hơi nghiêng mà vận bút. Lúc này nét sẽ có bên đậm bên nhạt, mực thấm vảo giấy bên thì khô ráo bên thì thấm đẫm, vì phần bụng bút chứa nhiều mực hơn phần ngọn. Có người nhúng ngọn bút vào nước cho mực ở phần ngọn thật loãng sau đó sử dụng kỹ pháp này, khi đó nét bút sẽ chuyển sắc độ từ nhạt sang đậm. Kỹ thuật thiên phong dễ tạo nét có răng cưa nên phải thật cẩn trọng khi ứng dụng.

    III. Thâu bút:

    Vẫn sử dụng kỹ pháp tàng phong và lộ phong và viên bút.

    1. Tàng phong thâu bút:

    Khi sắp kết thúc một nét, ngọn bút nhẹ dần về cuối nét, hướng cho ngọn bút quay trớ lại phần khởi bút, hoặc cho ngọn bút đứng nhanh sau đó hướng ngọn bút quay trở lại mà thâu bút. Thâu bút khéo léo thì nét bút sẽ rõ ràng, đầu đuôi cân xứng, hình thái viên mãn đầy đặn và có lực.

    2. Lộ phong thâu bút:

    Khi sắp kết thúc một nét thì để ngọn bút đi thẳng ra ngoài và thâu bút trên không, dồn lực vào điểm cuối cùng của nét bút.

    3. Viên bút thâu bút:

    Khi sử dụng kỳ pháp này thì khi kết thúc nét sẽ tròn. Trong quá trình vận bút từ khởi bút, hành bút và thâu bút. Thì kết hợp hai động tác đề và ấn tạo ra điểm nhấn và thanh đậm cho một nét.

    Nguồn: Sách Thư pháp Việt – Lý thuyết và thực hành. Tác giả: Đăng Học


    Cũ hơn Mới hơn