Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Đặc điểm kết tự của thư pháp chữ triện

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Kết tự còn gọi là kết thể, kết cấu, gian giá, là cách nói về hình thể tổng quát của một chữ cùng với sự sắp xếp, bố cục các nét trong một chữ hoặc để tạo thế cân bằng vững chắc, hoặc so le để tạo chính phụ, hoặc nâng đỡ cho nhau, không thừa không thiếu cùng tạo mỹ cảm.

    Triện thư về tự hình tổng thể (ngoại vi) có dạng hình chữ nhật đứng:

    Có tỉ lệ tương đối cao 3 phần, ngang 2 phần (xem chữ thư bên cạnh).

    Về hình thức kết cấu có 4 dạng thức cơ bản sau:

    1. TẢ HỮU ĐỐI XỨNG (Trái phải cân bằng)

    Triện thư, phần nhiều các chữ được kết cấu phải trái cân bằng và đăng đối hoặc về cơ bản là đối xứng. Tuy nhiên người học thư nên chú ý sự đối xứng ấy rất sinh động tự nhiên do sự linh hoạt của nét bút, có khi ngắn hơn hoặc dài hơn một ít (trong sự đối xứng) độ cong của hai nét cong đối xứng không giống hệt nhau. Sự đối xứng ở đây được nhìn dưới góc độ mỹ cảm, không quá gò ép máy móc (hình 13).

    Thu phap trien thu

    2. SƠ MẬT ĐẮC NGHI (Dày thưa hợp lý)

    Sắp xếp nét bút trong Triện thư, điều trọng yếu là sự chặt chẽ, vững chắc mà phải thông thoáng. Để đạt được yêu cầu này nhiều thư gia xưa nay đã phân tích cách kết cấu và chỉnh đốn tự hình của Triện thư hầu đạt được mỹ cảm cao nhất. Các thư gia đời trước đã thống kê và cho rằng đại đa số chữ Triện có cấu tạo theo thế lấy “Cẳng chân” nâng dỡ, tức là bộ phận trên thường nhiều nét nên sinh rậm rạp, mật độ nét dày, không gian như chật hẹp hơn bộ phận phía dưới của chữ. Cách kết cấu này ở thế trên “Mật" dưới “Sơ”, các nét ở bộ phận phía dưới, do vậy được kéo đài hơn bình thường tạo cảm giác nâng đỡ chắc khỏe tuy thưa mà vững vàng, hình tượng này trông giống một cơ thể người khỏe mạnh đang mang vác vật nặng (xem các chữ Lê 黎chữ Bất 不, chữ Kỷ 紀). Đối với các chữ có nét ngang là nét chủ hoặc ở phần đáy hoặc ở phần dầu, thì điểm trọng tâm được đưa về nét ngang chủ tạo thế mạnh như ô dù che chở hoặc nền tảng vững vàng (xem các chữ 至 chữ Ngôn 言, chữ Tác 作 ở hình 14).

    thu phap chu han

    3. PHỐI HỢP QUÂN HÀNH (Tạo thế cân bằng)

    Trong Triện thư có một số chữ có kết cấu trái phải hoặc trên dưới không đồng đều, không cân bằng do sự phôi hợp giữa bộ ít nét với bộ nhiều nét như trường hợp các chữ Đắc 得, chữ Mãn , chữ Tư 斯, chữ Minh 鳴, chữ Hy 犧.

    Trong các trường hợp này, phần không gian ở các bộ thủ có ít nét phải giản để tạo sự thông thoáng cho bộ bên cạnh. Sự điểu độ này cần phải thật linh động.

    thu phap trien thu

    4. ẤP NHƯỢNG CHIẾU ỨNG (Nhường hứng gọi đáp)

    Trong Triện thư lại có một số chữ có các bộ cạnh nhau cắm sâu nét bút vào phần không gian của nhau làm cho khí mạch của tự hình ở thể đan cắt nhập nhằng, để cho sự giao hòa quán xuyến lẫn nhau và ổn thỏa, cần phải tạo thế nhường hứng gọi đáp. Công việc này cần phải khéo léo vì thế chữ dễ rơi vào trường hợp rời rạc hoặc lấn cấn. Sự linh động nằm ở chỗ quan sát tự hình mà điều chỉnh, có thể nâng cao hạ thấp tạo thế ôm ấp hoặc rượt đuổi, lưu ý rằng sự di dịch, điều chỉnh phải đảm bảo trạng thái khí mạch nhất quán. Quan sát kỷ các chữ Sơ 初, chữ Khắc 刻, chữ Truất , chữ Hỗ 滬. chữ Bào 袍, chữ Phủ 斧để tự nhận định.

    thu phap trien thu

    Như vậy, qua một số đặc điểm về kết tự của triện thư nêu trên, chúng ta đã phần nào hình dung được hình dáng của chữ triện. Việc chỉ ra một số đặc điểm của chữ Triện không khó, nhưng việc vận dụng những đặc điểm trên để viết chữ triện cân đối, hài hòa, sinh động cũng không hề đơn giản chút nào.

    Nguồn: Thư pháp chữ Hán - Lý thuyết và thực hành. Tác giả: Phạm Hoàng Quân.


    Cũ hơn Mới hơn