Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Quy tắc viết và phân loại câu đối thư pháp

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Khi phân loại câu đối, người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật. Câu đối Hán Nôm, cổ và kim có nhiều thể loại nhưng thông dụng thường có 3 loại.

    MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CÂU ĐỐI:

    (Trích bài giảng của thầy Hoàng Đình Đá năm 2008).

    A - QUY TẮC CHUNG:

    Câu đối Hán Nôm, cổ và kim có nhiều thể loại nhưng thông dụng thường có 3 đó là:
     雙 關 (Song quan), 隔 句 (Cách cú), 鶴 膝 (Hạc tất).

    Cau doi thuphapdungpham1

    Câu đối 07 chữ

    1. LOẠI SONG QUAN:

    Là hai vế đối quan hệ mật thiết với nhau, ngay tại vế của nó cũng không ngắt mạch ngắt đoạn, câu kết vế một là vần trắc, kết thúc vế hai là vần bằng. Loại đối này còn phải tuân theo niêm luật bằng trắc: 一 三 五 不 論 二 四 六 分 明 (Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh)- Hiểu là: Chữ thứ 1,3 5 7… không xét, còn lại nếu chữ thứ 2 phần xuất cú là trắc, thứ tư phải là bằng, thứ 6 phải là trắc….Vế sau thì ngược lại để xét hàng ngang.
    Ví dụ cho “song quan”:
    (*)奪 槊 擒 胡 同 是 崧 高 鍾 氣 運 Đoạt sáo cầm hồ đồng thị tung cao chung khí vận,
    (*)伏 魔 救 世 故 應 尸 祝 遍 人 間 Phục ma cứu thế cố ưng thi chú biến nhân gian.
    (Cướp giáo bắt giặc thù đều có non cao khí vận, Trừ ma cứu thế tất cần thi chú khắp nhân gian).
    *Chữ vận cuối1= trắc, chữ gian cuối 2= bằng.
    *Vế trên: 2/sáo= trắc, 4/hồ= bằng, 6/thị= trắc, 8/cao= bằng, 10/khí= trắc.
    Vế dưới: 2/ma=bằng, 4/thế= trắc, 6/ưng= bằng, 8/chú= trắc, 10/nhân=bằng.

    2. LOẠI CÁCH CÚ:

    Là hai đoạn trong mỗi câu được cách mạch, thường để biểu thị 2 ý riêng, cuối vế một cũng là vần trắc, kết vế hai vẫn vần bằng. Luật bằng trắc loại này không khắt khe lắm, tùy nghi cho xuôi hợp…
    Ví dụ cho “Cách cú”(câu này mỗi vế được cách thành 2 mạch).
    (*)終古此河山 日月當門隆棟榦 Chung cổ thử hà sơn / nhật nguyệt đương môn long đống cán.
    (*)高勲垂宇宙 孝忠殫節植根基 Cao huân thùy vũ trụ - hiếu trung đàn tiết thực căn cơ
    (Muôn thuở nước non này / nhật nguyệt chiếu soi tài lương đống, Công cao trùm vũ trụ / hiếu trung nhất mực dựng căn cơ).

    3. LOẠI HẠC TẤT, CÒN GỌI THEO NÔM LÀ “GỐI HẠC”:

    Loại này cũng tuân theo niêm luật cuối câu 1 vần trắc, kết câu 2 vần bằng và mỗi câu có 3 mạch, ngắt câu theo quy tắc sau:


    Vế 1: |……………………|…………|…………….|
    (bằng) (bằng) (trắc)
    Vế 2: |……………………|…………|…………….|
    (trắc) (trắc)………(bằng)

    Ví dụ cho gối hạc:
    (*)李家運谁能興之 臣子當為 合有三軍明大義
    Lý gia vận thùy năng hưng chi | thần tử đương vi | hợp hữu tam quân minh đại nghĩa
    (*)玩蟾事史所載也 社稷是利 豈緣一女壞深圖
    Ngoạn thiềm sự sử sở tại dã | xã tắc thị lợi | khởi duyên nhất nữ hoại thâm đồ.
    (Cơ đồ nhà Lý ai đỡ lên? | phải do thần tử (con cái vua) | hợp ba quân để làm sáng nên nghĩa lớn. Việc ngoạn thiềm sử đã ghi chép | lợi quyền xã tắc | phải đâu một gái phá hỏng được cơ đồ).

    B - PHÀM LỆ: MỘT LÍ THUYẾT KHÁC VỀ NIÊM LUẬT:

    Khi đề cập đến niêm luật bằng trắc của câu đối, có vị cao nho xưa đã viết như sau:

    言者所以在意 得意而忘言 Ngôn giả sở dĩ tại ý, đắc ý nhi vong ngôn.
    Nghĩa là: Lời nói là ý tứ, khi đắc ý có thể quên lời (Nghĩa sâu: Câu đối không nhất thiết phải đúng luật, cốt nhất cần được ý nghĩa).
    Ví dụ cho lí thuyết này là một bộ đối hay nhưng không đúng luật:
    (*)臨水 登山一路漸入佳景 Lâm thủy đăng san nhất lộ tiệm nhập giai cảnh
    (*)尋源訪古此中無限風光 Tầm nguyên phỏng cổ thử trung vô hạn phong quang.
    (Lội nước trèo non một lối dần vào cảnh đẹp. –Tìm nguồn hỏi cổ trông đây biết đấy phong quang).
    -Vế trên câu đối sai luật nhưng nghĩa hay quá nên vẫn phải chấp nhận.

    Nguồn: Bài viết của bác Quang Chỉnh trên nhóm Fb "Hán Nôm Kinh Kỳ".


    Cũ hơn Mới hơn