Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Tác dụng của việc học thư pháp - Phần 2: Học thư pháp là quá trình vận động dưỡng sinh

Đăng bởi Việt Nguyễn Chí ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Thư Pháp có tác dụng dưỡng sinh, đó là đánh giá chung của không ít người học thư pháp. Viết thư pháp là một quá trình vận động dưỡng sinh. Cũng giống như những môn thể thao, quá trình đó được thực hiện tuần tự từng bước bắt đầu từ giai đoạn khởi động đến khi kết thúc. Chúng tôi tổng kết tác dụng đó dưới 4 câu sau: “Khi rửa bút, mài mực tứ chi thả lỏng. Trong đầu tập trung liên tưởng đến hình dáng của chữ. Thần khí tập trung hơi thở động. Tâm và nhãn thưởng thức đến tận cùng của niềm vui.


    hoc thu phap co tac dung duong sinh

    欧阳询《化度寺碑》(Âu DươngTuân - Hóa độ Tự Bi)

    1. KHI RỬA BÚT, MÀI MỰC THẢ LỎNG TỨ CHI

    Khi rửa bút, mài mực thả lỏng tứ chi là một giai đoạn đầu tiên. Ở bước này, các động tác mài mực và các động tác chuẩn bị cần làm sao thả lỏng cơ thể, khí huyết, kinh mạch toàn thân khơi thông. Để tìm hiểu thêm về cách mài mực, mời bạn tham khảo bài viết: Mài mực thỏi thế nào mới đúng cách?

    hoc thu phap co tac dung duong sinh

    褚遂良《雁塔圣教序》 (Chử Toại Lương - Nhạn Tháp Thánh Giáo Tự)

    2. LIÊN TƯỞNG ĐẾN TỰ DẠNG

    Trong đầu tập trung liên tưởng đến hình dáng của chữ là giai đoạn thứ hai. Vương Hi Chi nói: “Ngưng thần tĩnh tư, dự tưởng tự hình đại tiểu, bình trực, chấn động, lệnh cân mạch tương liên, ý tại bút tiền, nhiên hậu tác tự 凝神静思,预想字形大小、平直、振动,令筋脉相连,意在笔先,然后作字".  Tức tập trung tinh thần, tĩnh tại tư duy, liên tưởng đến hình dạng to nhỏ, bằng thẳng hay dao dộng của chữ, khiến kinh mạch cùng hỗ trợ sẵn sàng để viết, ý vị phải có trước khi viết, cuối cùng mới bắt tay vào viết chữ.

    hoc thu phap co tac dung duong sinh

    王羲之《兰亭序》(Vương Hi Chi - Lan Đình Tự)

    3. THẦN KHÍ TẬP TRUNG HƠI THỞ ĐỘNG

    Thần khí tập trung hơi thở động là giai đoạn thứ ba. Cần tập trung thần và khí vào toàn bộ quá trình vận động viết thư pháp. Mẫu chốt là làm thế nào để thần khí dẫn dắt lông bút, khí vận từ tay. Dựa vào thần và khí để dẫn dắt toàn thân vận động. Hoạt động khi viết là hoạt động mang tính thống nhất, tổng thể toàn thân chứ không chỉ riêng ở đầu ngón tay. Đây là giai đoạn vận động cơ bản và thiết thức khi viết thư pháp.

    Mời bạn tham khảo các mẫu bút lông viết thư pháp: Tại đây

    hoc thu phap co tac dung duong sinh

    柳公权《玄秘塔碑》(Liễu Công Quyền - Huyền Bí Tháp Bi)

    4. THƯỞNG THỨC ĐẾN TẬN CŨNG CỦA THÚ VUI VIẾT LÁCH

    Cuối cùng là tâm và nhãn thưởng thức đến tận cùng thú vui viết lách. Tác phẩm đẹp sẽ khiến chúng ta thích thú ngắm nhìn. Nó là thành quả của sự lao động nghiêm túc. Vậy tại sao chúng ta không vui thú đến tận cùng vẻ đẹp của chúng cơ chứ. Học thư pháp chúng ta có thể trai qua các cung bậc cảm xúc khác nhau. Điều dễ nhận thấy nhất cảm giác say mê, thích thú trong sáng tạo nghệ thuật. Những cảm xúc khi học thư pháp rất tinh tế, điều này người bình thường chưa kinh qua sẽ không cảm nhận được. Sẽ có lúc chúng ta cảm thấy phấn khởi khi ngộ ra điều gì đó, có lúc lại cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng. 

    hoc thu phap co tac dung duong sinh

    褚遂良《大字阴符经》(Chữ Toại Lương - Đại Tự Âm Phù Kinh)

    Mời các bạn tham khảo các phần khác tại đây: Phần 1 ;  Phần 2 ; Phần 3.

    Thư pháp dụng phẩm


    Cũ hơn Mới hơn