Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Tranh đông hồ - Món quà đậm đà nét truyền thống

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Vào dịp cuối năm 2017, sau một lần đi điền dã ở Bắc Ninh, Tôi cùng một số bạn đồng môn có mua một số bức tranh đông hồ. Từ nhỏ đã được nghe về tranh đông hồ nhưng với tôi tranh đông hồ lúc đó còn mơ hồ lắm. Những bức tranh kia được sản xuất như thế nào? Có ý nghĩa gì?  Sau khi tìm hiểu, Tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi dòng tranh này.

    Nguyên liệu làm tranh đông hồ

    Tranh đông hồ lễ trí

    Bức tranh đông hồ Lễ Trí (1 trong bộ 4 bức: Phú Quý, Vinh Hoa, Lễ Trí, Nhân Nghĩa). Chữ viết bên bức tranh là chữ "Lễ Trí 礼智" - tên bức tranh.

    (Chú thích: Tranh Lễ trí là hình ảnh bé gái đang ngồi ôm chú rùa. Ý nghĩa của tranh thể hiện ước nguyện cầu mong em bé có học được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” để lớn lên được giỏi giang. Tranh này còn được gọi bằng tên gọi dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh”. Rùa là loài vật sống lâu nên đại diện cho "trí tuệ", các cụ có câu "khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già" là vậy. Tính các của rùa khá hiền lành, cần cù, chăm chỉ. Vì vậy, hình ảnh bé gái ôm rùa với ý nghĩa cầu cho bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa)

    Tranh đông hồ được tạo nên từ các chất liệu rất tự nhiên là cây cỏ, sản vật của vùng Kinh Bắc. Đó là vỏ cây dó làm nên giấy dó, chủ yếu do vùng núi của tỉnh Bắc Ninh cung cấp. Ở công đoạn bồi điệp cho giấy dó, gạo nếp thơm được giã nhuyễn, nấu lên thành hồ trộn với vỏ sò điệp giã nhuyễn, tạo ra thứ hồ đặc sánh. Nghệ nhân dùng chổi lá thông bồi điệp lên giấy dó rồi đem phơi khô. Lúc này gọi là giấy điệp. Với đặc tính chống ẩm, giấy dó giúp cho các tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc và có tuổi thọ tương đối cao. từng chi tiết trong bức tranh cũng được tạo ra rất phức tạp. Màu sử dụng vẽ lên tranh cũng có nguồn gốc từ tự nhiên như: Màu vàng từ màu cây hoa hòe, màu đỏ của sỏi son, màu xanh là của lá chàm, màu đen lấy từ tro của lá tre...

    tranh đông hồ đàn lợn âm dương

    Tranh đông hồ đàn lợn âm dương mang ý nghĩa sung túc, sum vầy

    Các khâu làm tranh đều thủ công, tỉ mỉ. Về làng Đông Hồ, Tôi mới biết nhiều gia đình đã bỏ nghề làm tranh đông hồ vì làm tranh đông hồ rất tốn thời gian, công sức, vả lại thu nhập cũng bấp bênh do có những thời điểm không có khách hàng đặt tranh. Thay vào đó là những cơ sở sản xuất hàng mã, giấy ăn, vệ sinh.v.v.. Đây cũng là điều dễ hiểu vì sản xuất những món đồ trên năng suất và kinh tế hơn nhiều.

    Nội dung của tranh đông hồ

    Nội dung của tranh là những hình ảnh đời thường, gần gũi nhưng chứa ẩn bên trong có khi là những đạo lý sâu xa, những ý vị tốt đẹp, hay đơn giản là những câu truyện dân gian, cảnh đẹp non sông đất nước. Tranh đông hồ ra đời xuất phát từ những suy nghĩ, tâm tư ước vọng của con người hay thực trạng xã hội thời xưa và nay.

    Để hiểu về tranh đông hồ, bạn hãy ngắm nhìn bức tranh, nếu dịch và đọc dịch được những chữ Hán hoặc chữ Nôm trên tranh thì càng tuyệt vời. Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử của cha ông xưa, đồng thời hãy tìm hiểu thêm các bài viết giới thiệu trên mạng. Khi đó bạn sẽ thấy rõ ràng tranh đông hồ thật bình dị, hàm chưa những ý vị đậm đà nét truyền thống dân tộc.

    Tranh đông hồ kết hợp mành tre

    Tranh đông hồ dán trên mành tre

    Bức gà trống gáy sáng trên chất liệu mành tre

    Khi kết hợp với mành tre, tranh đông hồ lại càng toát lên được vẻ đẹp của tự nhiên của nó. Cây tre, trúc có sẵn trong tự nhiên, tre được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hình ảnh cây tre đã đi vào những câu ca dao, lịch sử dân tộc. Tranh đông hồ được đem dán trên mành tre tạo lên một bức tranh càng trở lên gần gũi với tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của chúng ta, từ chất liệu đến nội dung tranh.

    Tranh đông hồ dán trên mành tre là sản phẩm nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao. Đây chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa, một vật phẩm trang trí đẹp cho không gian gia đình Việt.


    Cũ hơn Mới hơn