Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

#1 Tìm Hiểu Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Cách Treo Chữ Phúc

Đăng bởi Thư Pháp Dụng Phẩm ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Trong nét văn hóa của người Việt, chữ Phúc (hay còn gọi là Phước) tương trưng cho sự may mắn, tốt lành và được phù hộ. Với ý nhĩa tốt đẹp đó, Chữ Phúc được sử dụng rộng rãi để trang trí trong kiến trúc phong thủy và trên cả y phục. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của chữ Phúc. Đồng thời, tìm hiểu cách treo chữ Phúc chuẩn xác; Những chữ Phúc đẹp được viết bằng thư pháp chữ Hán và thư pháp chữ Việt.

    Minh họa chữ Phúc theo giáp cốt văn

    Chữ Phúc trong giáp cốt văn

    1. Nguồn gốc hình thành chữ Phúc

    Trong Giáp Cốt văn chữ Phúc là hình ảnh một người dùng hai tay bê vò rượu giơ cao để tế thần linh, cầu thần linh ban phước. Kết cấu chữ Phúc gồm bộ thị 示 đi liền ký tự phúc (nhất 一, khẩu 口, điền田). Bộ thị 示vốn là hình vẽ bàn thờ (xem hình minh họa). Ký tự phúc mà người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” vốn là hình vẽ một vò rượu. Hình ảnh vò rượu ở đây có thể hiểu theo nghĩa là cầu cho trong nhà có bình rượu luôn đầy, điều đó thể hiện hiện rằng gia đình đó đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Trong quá trình phát triển hình ảnh hai bàn tay dần được giản lược và hình thành chữ Phúc như hiện nay.

    Diễn biến chữ Phúc các thời kỳ ở các thể chữ khác nhau

    2. Ý nghĩa của chữ Phúc

    Ngày nay chức Phúc được giải nghĩa là “hạnh phúc”, nhưng ý nghĩa trước đây được hiểu là “phúc khí”, “phúc vận”. Vào dịp đầu xuân nhiều nhà treo chữ “Phúc” hoặc trang trí chữ Phúc thể hiện những ước mong về cuộc sống hạnh phúc, và những chúc nguyện về tương lai tốt đẹp. Mùa xuân treo chữ Phúc trở thành một phong tục, thói quen ở dân gian ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.

    Trong từ điển Khang Hi, Chữ Phúc 福 được giải nghĩa là: Hựu dã 祐也 (sự phù hộ, sự giúp đỡ của trời đất, thần linh),Hưu dã 休也 (việc tốt lành, phúc lộc),Thiện dã善也 (việc tốt, việc lành),Tường dã 祥也 (phiếm chỉ sự vật tốt lành phúc lợi). 

    Trong từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh có cắt nghĩa về Ngũ Phúc “Năm thứ hạnh phúc: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh”.

    Như vậy, Phúc phiếm chỉ những điều tốt lành. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命.

    Giấy treo trang trí song ngư phúc

     

    Giấy trang trí song ngư phúc

    3. Vì sao chữ Phúc được treo ngược

    Có nhiều câu chuyện về việc dán ngược chữ Phúc (mời bạn đọc ở phía dưới bài viết). Hiểu một cách đơn giản là trong chữ Hán có nhiều chữ tuy rằng hình dáng chữ khác nhưng có âm đọc giống nhau. Chữ Đáo 到 (nghĩa là đến) trong tiếng Hán có cùng âm đọc với chữ Đảo 倒 (với nghĩa là ngược, đảo ngược, ngược lại.v.v..). Hai chữ nêu trên có cùng âm đọc là “dào”. Phúc treo ngược khi đọc có thể hiểu theo nghĩa là Phúc Đáo (phúc đến). 

    4. Cách treo chữ Phúc:

    Rất nhiều người có cách hiểu sai lầm về cách dán chữ Phúc. Việc này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, ngay cả nhiều người Trung Quốc cũng không hiểu rõ cách chữ Phúc. Tờ Nhật Báo Trung Quốc, Trang báo Nhật Hoàng, Trang Báo Nhân Dân (Trung Quốc) đã từng có một số bài viết hướng dẫn cách treo chữ Phúc. Cách treo chữ phúc được thể hiện ở một số nội dung sau:

    - Thời điểm dán chữ Phúc: Tết ông Táo (23 tháng chạp) không nên dán chữ Phúc. Thời điểm thích hợp để dán chữ Phúc là vào chiều 30 tết Nguyên Đán, lúc mà mặt trời vẫn chưa lặn. Thứ tự dán chữ Phúc là từ ngoài vào trong. Trước tiên dán chữ Phúc ở vị trí trong nhà mà khi bước vào cửa, ngẩng đầu là có thể nhìn thấy ngay. Dán chữ Phúc màu đỏ, dán theo phương thẳng đứng, mọi người qua lại dễ nhìn thấy và cảm nhận được năng lượng tích cực. Sau đó mới dán đến chữ phúc ở cửa, hàm ý là Phúc từ đó được mở rộng ra. Cuối cùng mới dán chữ Phúc Đảo (phúc ngược), ý nghĩa là trong 1 năm phúc khí từ bên ngoài đi vào trong nhà.

    Chức Phúc dán ở cửa ra vào

    Chữ Phúc dán ở cửa ra vào không được dán ngược

    - Chữ Phúc dán ở cửa phải cần dán thẳng: Không phải bất kỳ chữ Phúc nào cũng dán ngược. Đặc biệt chữ Phúc dán ở trước cửa chính không được dán ngược, vì chữ Phúc dán ở cửa có nghĩa là nghênh phúc, nạp phúc, có câu "khai môn nghênh phúc" (mở cửa đón Phúc). Ở trước cửa mà dán Phúc đảo thì khác nào Phúc chưa vào trong nhà đã bị đổ mất rồi. Hơn nữa, cửa chính ra vào là nơi gia đình đi lại, là nơi trang trọng nên không được treo ngược. Nếu treo ngược sẽ cho cảm giác gia đình có 1 năm không thuận lợi.

    5. Những nơi thích hợp để treo chữ Phúc ngược

    Chữ Phúc trong nhà có thể treo ngược: Nếu trong nhà treo Phúc ngược (phúc đổ, phúc đảo) thì cũng hiểu theo nghĩa tích cực là Phúc đã đến trong nhà. Phúc khí đã được đến, (đổ) lưu lại vào trong nhà, trong nhà sẽ tràn đầy phúc khí. Chữ Phúc treo ngược ở một số vật dụng và trong một số trường hợp cụ thể sau:

    - Treo chữ Phúc ở tủ đồ trong nhà.

    Tủ là nơi để chứa đựng đồ vật (những thứ có giá trị). Việc treo Phúc ngược thể hiện phúc khí (cũng hiểu là tài khí), tài vật sẽ luôn đến với chiếc tủ của gia đình.

    Chữ Phúc dán ngược ở lu đựng nước

    Chữ Phúc dán ngược ở lu dựng nước

    - Lu đựng nước, thùng rác, hòm, tủ quần áo trong nhà.

    Lu đụng nước, thùng rác thì treo Phúc ngược, bởi Lu đựng nước và thùng rác là đồ vật mà cần lấy đồ từ trong đổ ra ngoài. Nếu dán Phúc thẳng đứng thì hành động đổ rác, lấy đồ từ trong ra ngoài nêu trên chẳng khác nào đổ phúc đi. Ngoài ra, còn có một cách giải thích khác là thùng rác, chậu rửa chân mà dán chữ Phúc ngược sẽ hiểu là đem những thứ không tốt đổ đi.

    - Ở năm đã qua, trong gia đình có người gặp đại nạn.

    Nếu năm vừa qua trong nhà có người gặp chuyện đại nạn như: Hỏa hoạn, tai nạn giao thông.v.v.. thì người đó tự tay treo chữ Phúc ngược với hi vọng sang năm mới sẽ được chuyển vận. Trong xã hội xưa, mọi người do tâm niệm muốn thỉnh cầu, hướng tới những điều tốt lành nên đã cố tình treo phúc ngược như vậy.

    6. Câu chuyện về chữ phúc treo ngược

    Câu truyện số 1: Đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái tử Cung Thân cho lệnh treo chữ Phúc trên những cửa chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ nên bị treo ngược chữ Phúc. Thái Tử nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm để được lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: Chữ Phúc treo ngược là chữ phúc đảo 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng quan phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là Phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

    Câu truyện số 2: Có một ông vua vào đêm 30 tháng chạp vi hành xem xét cảnh dân tình ăn Tết ra sao, thấy nhà nọ treo lồng đèn kéo quân trên đó vẽ cảnh tượng chế nhạo hoàng hậu. Vua giận lắm, bèn với tay treo ngược chữ “Phúc” trước nhà người ấy, cốt đánh dấu để đặng sáng mai sai quân cấm vệ đến bắt tội.

    Khi trở về cung, hoàng hậu thấy vua có sắc mặt giận bèn gạn hỏi. Vua không giấu được liền kể lại sự việc. Hoàng hậu là người nhân từ nên sau đó truyền cho đám thái giám ra khỏi hoàng cung, bắt mọi nhà đều treo chữ “phúc” ngược lại. Chính nhờ đó, sáng ra quân cấm vệ không tìm được ai là người chơi đèn kéo quân nhạo báng hoàng hậu. Câu chuyện này được coi là khởi đầu của tục treo chữ phúc ngược.


    7. Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp thư pháp

    7.1. Chữ phúc trong bi, thiếp thư pháp Hán

    Khang Hi Thiên Hạ Đệ Nhất Phúc

    Khang Hi đệ nhất phúc

    Chữ Phúc trên được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất Phúc. Do hoàng đế Khang Hi ngự bút. Trong chữ Thiên hạ đệ nhất Phúc có tự hình của 05 chữ tử 子, điền 田, tài才, thọ寿, phúc 福. Ngụ ý là đa tử (nhiều con cháu), đa điền (nhiều ruộng), đa tài (nhiều tài), đa thọ (sống thọ), đa phúc (nhiều phúc). 05 chữ trên cũng cũng chính là 05 cái phúc của con người vậy. Ở góc độ thư pháp, dùng tự hình của nhiều chữ để ghép thành 1 thể thống nhất của chữ Phúc lại vô cùng trôi chảy, tự nhiên thực là điều hiếm thấy. Càng hiếm thấy hơn trên đời này đây là chữ Phúc duy nhất mà “ngũ Phúc hợp nhất”, “phúc thọ hợp nhất”. Vì vậy, chữ Phúc này được mệnh danh là trường thọ phúc và thiên hạ đệ nhất phúc.

    Dưới đây là một số chữ Phúc được lấy từ các bi thiếp thư pháp. Qua đó có thể thấy phong cách viết Phúc vô cùng đa dạng.

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    Tổng hợp một số chữ Phúc đẹp trong bi, thiếp thư pháp

    7.2. Chữ Phúc trong thư pháp Việt

    Chữ Phúc của Hoa Nghiêm

    Chữ Phúc của Hoa Nghiêm

    Chữ Phúc của Mỹ Lý

    Chữ Phúc của Mỹ Lý

    Chữ Phúc của Lão Trọc

    Chữ Phúc của Lão Trọc

    Chữ Phúc của Phi Bảo

    Chữ Phúc của Phi Bảo

    Chữ Phúc của Đức Cường

    Chữ Phúc của Đức Cường

    Thư Pháp Dụng Phẩm tổng hợp

    Mã: TPDP1

     


    Cũ hơn Mới hơn