MỤC LỤC [Ẩn]
Thiên Tự Văn 千字文 được Châu Hưng Tự 周興嗣 thời Nam Lương biên soạn. Việc sáng tác được tương truyền rằng Lương Võ Đế ra lệnh cho Ân Thiết Thạch chép lại một ngàn từ không trùng lặp trên văn bia do Vương Hi Chi王羲之- một nhà Thư pháp tài hoa bật nhất Trung Hoa thời Đông Tấn - viết để cho các hoàng tử lấy đó học tập. Nhưng do các chữ đều rời rạc, không liền nhau, cho nên ông cho gọi Châu Hưng Tự và bảo rằng: “Khanh có tài, hãy giúp ta vần bài này.” Chu Hưng Tự bỏ ra một đêm để biên soạn lại và dâng lên cho Võ Đế. Từ đó xuất hiện “Thiên Tự Văn” (bản văn đúng một ngàn chữ, một ngàn từ vựng) truyền đến ngày nay.
Trong Thiên Tự Văn có nhiều vế đối tinh tế, mạch lạc rõ ràng, có chất thi ca, khiến người người thán phục. Câu văn tự nhiên như lời nói, dễ đọc dễ nhớ, là cuốn sách vỡ lòng dành cho trẻ con. Toàn văn chia làm 25 đoạn và phân thành sáu phần, xin lấy các chữ trong mỗi câu đầu để đặt tựa.
Ngoài việc học từ sách Thiên Tự Văn, ngày nay các Nhà Thư Pháp thường dùng bản văn này để luyện tập thư pháp. Dưới đây một số hình ảnh thiếp thiên tự văn được Triệu Mạnh Phủ viết bằng thể chữ hành thư (Link tải ảnh chất ở cuối bài viết).
Triệu Mạnh Phủ (1254-1322): tên chữ là Tử Ngang, hiệu Tùng Tuyết Đạo Nhân v.v. Người Hồ Châu (nay là Ngô Hưng, Chiết Giang). Giỏi cả các thể thư pháp, nhất là Chính khải, Hành thư và Tiểu khải. Dưới đây là tác phẩm thư pháp của ông chép Thiên Tự Văn.