Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Chia sẻ miễn phí - Giới Tử Viên Họa Truyền

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    GIỚI THIỆU:

    Vào một ngày cách đây ba thế kỷ, Lý Ngư một nhà Văn kiêm phê bình nghệ thuật đến thăm con rể là Trần Tâm Hữu tại vườn Giới Tử ở thành Nam Kinh, đã phàn nàn rằng hiện nay chưa có một cuốn sách riêng luận về họa sơn thủy. Trần bèn đưa cho ông nhạc xem một bộ sưu tập tranh tìm thấy trong thư tịch của nhà họ Lý, kèm theo có những lời chú thích của Lý Lưu Phương, một họa gia nổi tiếng cuối thế kỷ XVI. Thế là ý định xây dựng một bộ sách tập hợp những lý luận cơ bản về tranh phong cảnh của Trung Hoa đã được hình thành.

    Trên cơ sở bộ tranh của Lý Lưu Phương gồm 43 tấm, Lý Ngư đã chỉnh lý về viết một chương trình tổng luận, trình bày những nguyên tắc chủ yếu về mỹ học và những lý luận cơ bản của họa sơn thủy. Một người bạn của Trần Tâm Hữu là Vương Khải làm công việc phân loại các tranh đã có và sưu tẩm bổ sung, chọn lọc những tranh mẫu mực của các danh họa xưa, đồng thời viết lời chỉ dẫn về kỹ thuật thực hiện từng loại đề tài. Ngôi nhà của họ Trần ở Nam Kinh trở thành nơi khắc ván in, công việc này được tiến hành dưới sự giám sát của Vương Nghiệt là em Vương Khải. Để đánh dấu sự hợp tác của những người yêu nghệ thuật đó, năm 1679 tập sách ra đời được lấy tên là Giới Tử viên họa truyện (những lời dạy về hội họa trong vườn Giới Tử). Sách gồm năm quyển: tổng luận, vẽ cây, vẽ đá, vẽ nhân vật 130 tranh mẫu và 40 tranh phiên bản tranh của các danh họa.
    Nhưng Trần Tâm Hữu không dừng lại ở đó. Năm 1682, ông bắt tay soạn tiếp các phần hoa lan, huệ, mai, trúc, cúc, hoa điểu và thảo trùng. Để làm việc này, ông phải mời thêm Vương Uẩn An, họa gia chuyên vẽ hoa điểu; và Chư Thăng, họa gia sở trường về vẽ lan và trúc. Những tranh này cũng được anh em Vương Khải xem xét lại và theo dõi việc in. Cuối năm 1701 tập II của bộ Giới Tử viên họa truyện ra đời.

    Soạn bộ sách này, các tác giả không có ý định thiên về một trường phái, một bút pháp, hoặc đóng khung trong một thời đại nào. Các tác giả đã chọn những văn bản lý luận phổ biến nhất của các thời, sưu tầm ý kiến của nhiều họa gia nổi tiếng nhất về từng loại đề tài. Ta thấy có lý luận về hội họa của Tạ Hách ở thế kỷ V, các nguyên tắc mỹ thuật từ thế kỷ XI đến XIII. Bàn về lan là ý kiến của nhà sư Giác Ân đời Tống, bàn về trúc là lời của Lý Tư Trai đời Nguyên, vẽ mai là của hòa thượng Thích Trung Nhân (thế kỷ XI), vẽ họa điểu, thảo trùng là phương pháp của Âu Trung Dung đời Đường và Trần Thường đời Tống…

    Nói tóm lại, đây là một bộ toàn thư, tập đại thành nhưng tư tưởng về Mỹ học của Trung Hoa, từ Cổ đại đến thế kỷ XVII. Và cũng có thể nói đây là những nguyên lý hội họa của Viễn Đông, đã từng ảnh hưởng lâu dài đến nghệ thuật của nhiều nước, mà nổi tiếng nhất là hội họa Nhật Bản. Tập sách đã được dịch ra các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga và từ lâu đã được các nhà nghiên cứu nghệ thuật coi là tài liệu cơ bản để tìm hiểu về nghệ thuật Viễn  Đông. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét cơ bản của họa gia Trung Hoa về mỹ thuật, và phải gác lại những phần nói về kỹ thuật thể hiện từng loại đề tài, tuy rằng theo quan niệm của người Trung Hoa, kỹ thuật luôn luôn gắn với nhận thức về thẩm mỹ.

    LINK TẢI:

    - Giới tử viên Họa Truyền (Đại học Long Cốc Tàng Bản 龙谷大学藏本): Tại đây

    Giới tử viên Họa Truyền - Đại học Long Cốc Tàng Bản

    Giới tử viên Họa Truyền - Đại học Long Cốc Tàng Bản

    Giới tử viên Họa Truyền - Đại học Long Cốc Tàng Bản

    Giới tử viên Họa Truyền - Đại học Long Cốc Tàng Bản


    - Giới tử viên Họa Truyền (Vương Khái Đẳng chủ biên, Bản màu in vào năm Khang Hi - nhà Thanh 王概等编.清康熙年间彩色套印本): Tại đây

    Giới tử viên Họa Truyền Vương Khải Đẳng chủ biên

    Giới tử viên Họa Truyền Vương Khải Đẳng chủ biên

    Giới tử viên Họa Truyền Vương Khải Đẳng chủ biên

    Giới tử viên Họa Truyền Vương Khải Đẳng chủ biên


    - Giới tử viên Họa Truyền (NXB Mỹ Thuật Nhân Dân, in lần đầu từ những năm 1960): Tại đây

    Giới tử viên Họa Truyền - NXB Mỹ Thuật Nhân Dân

    Giới tử viên Họa Truyền - NXB Mỹ Thuật Nhân Dân

    Giới tử viên Họa Truyền - NXB Mỹ Thuật Nhân Dân

    Giới tử viên Họa Truyền - NXB Mỹ Thuật Nhân Dân


    - Giới tử viên Họa Truyền (Bản màu lâm lại - Nhà xuất bản đại học Sư Phạm Quảng Tây): Tại đây

    Giới tử viên Họa Truyền - Bản màu lâm lại

    Giới tử viên Họa Truyền - Bản màu lâm lại

    Giới tử viên Họa Truyền - Bản màu lâm lại

    Giới tử viên Họa Truyền - Bản màu lâm lại



    Mới hơn