Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Sơ lược về Ngụy Bi gắn với lịch sử xã hội và lịch sử phát triển thư pháp Trung Quốc

Đăng bởi Nguyễn Hiếu Học ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Bắc Ngụy mộ chí là một bông hoa rực rỡ trong nghệ thuật thư pháp Trung Quốc. Thể chữ khắc trên đá được gọi là Ngụy Khải. Nguy Bi có địa vị quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán và thư pháp.

    Thời kỳ cuối Đông Hán đến thời Nam Bắc triều, xã hội Trung Quốc rơi vào giai đoạn không ôn định. Đầu tiên, hoàng thất Đông Hán suy vong, quần hùng trong thiên hạ nổi dậy, Tào Tháo cậy bảo vệ thiên tử để hiệu triệu chư hầu. Lưu Bị lấy cớ phục hưng nhà Hán kiến lập chính quyền Thục Hán. Tôn Quyền cát cứ ở vùng đất Giang Nam. Đông Hán diệt vong, 3 nước hình thành thế chân vạc. Về sau Tào Ngụy diệt Thục Hán, Tư Mã Ý diệt Tào Ngụy, kiến lập Tây Tấn, sau đó diệt nước Tôn Ngô, thống nhất thiên hạ. Tiếp sau, xuất hiện loạn bát vương, Tây Tấn diệt vọng, phương bắc rơi vào hỗn loạn, tiến vào thời kỳ thập lục quốc. Sau này, do Thác Bạt Khuê (Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế) người tộc Tiên Bi (dân tộc thiểu số) thống nhất phương bắc, kiến lập Bắc Ngụy, bắc triều tiến vào thời kỳ Nam Bắc Triều. Dòng dõi nhà Tấn chạy về miền Nam gọi là Đông Tấn. Về sau bước vào thời kỳ Nam Bắc triều của Nam triểu. Chính trị xã hội đương thời hỗn loạn vô cùng, kinh tế suy thoái, người dân không có chỗ dựa sinh sống, từ đó xuất hiện nhu cầu tìm chỗ dựa tinh thần, phật giáo và đạo giáo thịnh hành, những văn nhân tinh anh truy cầu tự do tinh thần cao độ, cho nên buông phóng hình hài. Thời kỳ lịch sử lúc đó, thịnh hành phòng trào huyền học, thanh đàm. Để lại mỹ danh xưng tụng nhau là: Ngụy Tấn phong độ.

    Thái giác tạo tượng

    Thái Giác Tạo Tượng

    Cùng với xã hội, chữ Hán ở thời kỳ rỗi ren theo, phát sinh những thay đổi lớn. Từ những năm đầu Tây Hán chữ triện dần lệ biến, bất luận là bút pháp của văn tự hay kết tự đều chuyển tròn thành vuông, hình thành dáng chữ lệ vuông vức rộng bẹt. Từ góc độ thư pháp, sự phát triển thư thể triện, lệ, thảo, hành, khải đến thời Đông Hán đã đạt đến sự thành thục toàn diện, lý luận thư pháp cũng được kế thừa phát triển. Rất nhiều thư luận ra đời như: “Phi thảo thư” của Triệu Nhất và “Cửu thế” của Sái Ung.v.v... đã khơi nguồn cho sự thức tỉnh nghệ thuật thư pháp. Trương Chi cuối thời Đông Hán, chuyên công thảo thư, nước ao thảy đen, ông là người sớm nhất được hậu thế tôn là thảo thánh. Chung Diêu công khải thư, được tôn làm thủy tổ khải thư. Hành thư, khải thư của Vương Hi Chi thời Đông Hán phát triển toàn diện, được tôn làm thư thánh. Nam Triều kế thừa chính sách cấm bi của Tào Ngụy, nghệ thuật thư pháp kế thừa phát triển theo dòng mạch thiếp học của Đông Tấn. Hơn nữa, nhà Tấn dời về phía Nam, đa phần văn nhân, thư pháp gia đi theo về phía Nam, cho nên lúc đó thư tráp (thư tín) vô cùng phát triển. Mang đậm nét tiêu sái phóng giật, điển nhã lưu vận. Bắc Ngụy là chính quyền của dân tộc thiểu số, thư pháp kế thừa Hán bi, vì thế Ngụy bi mới thịnh hành. Thư pháp của Bắc triều lại không có khuynh hướng phát triển thiếp học, vì vậy cơ sở nền tảng nghệ thuật thư pháp của Chung Diêu kế thừa Hán lệ mà khải hóa, hình thành hệ thống khải thư Ngụy bi độc đáo. Ngụy Bi là để gọi chung cho văn tự khắc đá của Bắc triều, có thể phân loại các hình thức khắc đá của Bắc Ngụy thành 4 loại chính: Bi khắc, mộ chí, tạo tượng đề ký và ma nhai khắc thạch. Người đời gọi chung là Ngụy khải. Ngụy khải mang đậm nét tuấn kiệt phác hậu, hùng cường đôn hậu. Sau này Đường khải lấy nền tảng Tấn khải và Ngụy khải để phát triển.

    Trương Hắc Nhữ Mộ Chí

    Trương Hắc Nhữ Mộ Chí

    Tấn Đường (nhà Đường) trở về sau, hình thức viết thực dụng chủ yếu có 2 loại là khải thư và hành thư. Mà các loại tự thể như: Giáp cốt văn, kim văn, tiểu triện, lệ thư, ngụy khải.v.v... đều dần dần thoát ra khỏi vũ đài lịch sử của hình thức viết thực dụng. Tuy nhiên, nghệ thuật thư pháp sản sỉnh từ hình thức viết thực dụng lại không ngừng phát triển tiến về phía trước. Mặc dù Lan Đình Tự của Vương Hi Chi thời Đông Tấn được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hành thư, hay như Tế Điệt Văn Cảo của Nhan Chân Khanh thời Đường được mệnh danh là thiên hạ đệ nhị hành thư, Hàn Thực Thi Thiếp của Tô Đông Pha thời Tống được mệnh danh là thiên hạ đệ tam hành thư, đều là những tác phẩm được viết trong hoàn cảnh thông thường mà tình cờ trở thành các kiệt tác. Ở phương diện khải thư, đường sơ tứ đại gia Âu Dương Tuân – Ngu Thế Nam – Chử Toại Lương - Tiết Tắc, hay như khải thư tứ đại gia Nhan Chân Khanh – Âu Dương Tuân – Liễu Công Quyền – Triệu Mạnh Phủ cũng đều là từ việc viết lách thông thường (không cố tình tạo tác) mà tạo ra những tác phẩm bất hủ. Duy có thảo thư được xem nghệ thuật thư pháp thuần túy, đầu tiên phải kể đến là Trương Chi, kề thừa về sau có đại gia các thời như: Vương Hi Chi thời Đông Tấn, Trương Húc, Hoài Tố thời Đường, Hoàng Đình Kiên thời Tống, Chúc Doãn Minh thời Minh, Thanh sơ có Vương Đạc. Có thể nói lịch sử phát triển nghệ thuật thư pháp từ Tấn Đường trở về sau là lấy việc viết lách thực tế làm cơ sở, lấy thiếp của nhị vương làm chủ đạo.

    Trương Mãnh Long

    Trương Mãnh Long Mộ Chí

    Đến trung kỳ nhà Thanh, học phái Càn Gia (Càn Long, Gia Khánh) hưng khởi, khảo cổ học phát triển, tư tưởng học thuật, quan niệm thẩm mỹ đều phát sinh thay đổi lớn. Đặc biệt là thư luận “Nam bắc thư phái luận” “Bắc bi nam thiếp luận” của Nguyễn Nguyên và “Nghệ chu song tiếp” của Bao Thế Thần, “quảng nghệ chu song tiếp” của Khang Hữu Vi.v.v.. kế thừa phát triển, tôn sùng sự cổ phác, hùng hồn, mênh mang, hậu trọng của bắc bi, phong trao học bi mang đậm chất kim thạch khí. Từ đó, những thế chữ đã sớm bị bỏ ra khỏi tự thể viết thực dụng như Triện, Lệ, Ngụy Bi.v.v.. lại trở thành thư thể quan trọng của sáng tác nghệ thuật thư pháp, tạo ra cú huých lớn cho sự phát triển nghệ thuật thư pháp. Rất nhiều các thư pháp gia như Trịnh Phủ, Lưu Dung, Lương Hiến (?), Kim Nông, Quế Phức, Đặng Thạch Như, Y Bỉnh Thụ.v.v.. đạt được thành tựu qua việc thực hành học tập Triện, Lệ và Bắc Ngụy. Về sau, Ngô Nhượng Chi, Hà Thiệu Cơ, Triệu Chi Khiêm, Ngô Xương Thạc, Vu Hữu Nhậm.v.v.. đem thư phong bác đại hùng hồn của Bắc Ngụy không ngừng đẩy lên những tầng bậc mới.

    Thạch Môn Minh

    Thạch Môn Minh (ma nhai)

    Cuối nhà Thanh, khoa học kỹ thuật phát triển, kỹ thuật in ấn đổi mới từng ngày, chất lượng in ấn càng ngày càng tốt, thế nhưng, đối với việc xuất bản bi thiếp kinh điển mà nói, việc in ấn đẹp là chuyện tốt, thế nhưng chất lượng bản gốc tốt mới càng quan trọng. Tiên sinh Tào Nhan Vĩ chủ tịch Công ty TNHH văn hóa nghệ thuật Nghệ Mĩ Liên vô cùng cẩn trọng nắm giữ các bản gốc chất lượng cao, coi đó là vấn đề cốt lõi, thâm nhập nghiên cứu bản gốc in ấn học, 20 năm nay dày công nghiên cứu, thu thập rộng khắp các bản dập rõ nét Bắc Bi của thời Tống, Nguyên, Minh Thanh trở về sau, so sánh nhiều lần, từ những bản tốt chọn ra bản tốt nhất.

    Thư Pháp Dụng Phẩm dịch lời tựa sách thiếp Nguyên Trinh Mộ Chí - Chủ biên: Hồng Lượng


    Cũ hơn Mới hơn