Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Tặng Miễn Phí Sách Nhớ Hán Tự Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Với mục đích mang giúp cho nhũng bạn học tiếng Trung gặp khó khăn trong vấn đề nhớ mặt chữ, chúng tôi cho ra đời quyển sách “Chiết tự chữ Hán” thông qua các bộ Thủ.

    (Tải sách miễn phí ở chân trang)

    Nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán

    TRÍCH ĐOẠN NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NHỚ CHỮ:

    Chữ 安: Gồm chữ miên 宀 mái nhà và chữ nữ 女 phụ nữ. 

    Giải thích: Người phụ nữ 女 ở trong nhà 宀 thì được an toàn, bình an vô sự 安.

    Cô kia đội nón chờ ai, hay cô yên phận đứng hoài thế cô.

    Ví dụ: 平安 bình an, 安静 an tĩnh/ yên tĩnh, 安心 an tâm/ yên tâm

    Chiết tự chữ An

     

    Chữ 爱 gồm chữ 受 (chịu đựng/ nhận lấy) và chữ tâm 心 (trái tim).

    Giải thích: Yêu 愛 là khi nhận lấy 受 trái tim, tấm lòng 心 của người khác dành cho mình.

    Giản thể: 爱 Bộ 爪 + Bộ mịch 冖 + chữ 友 (bạn bè, bằng hữu)

    Ví dụ: 爱情 ái tính, 亲爱 thân ái, 可爱 khải ái.

     

    TRÍCH ĐOẠN NỘI DUNG VIẾT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHỮ HÁN

    Chữ Hán là chữ tượng hình, trải qua 5 giai đoạn lịch sử lớn và có tên gọi với từng giai đoạn đó. Các giai đoạn lần lượt như sau:

    + Giáp cốt văn hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán. Giáp cốt văn mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau, giáp cốt văn thời Vũ Đinh được xem như hoàn chỉnh nhất, và cũng có số lượng lớn nhất được phát hiện. 

    + Kim văn hay còn gọi là minh văn hay chung đỉnh văn, là loại văn tự được khắc hoặc đúc trên đồ đồng, là sự kế thừa của Giáp Cốt Văn, xuất hiện cuối đời Nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu. Nội dung thường liên quan mật thiết đến cuộc sống đương thời, đặc biệt là cuộc sống của tầng lớp thống trị, như việc tế lễ, sắc lệnh, việc chiến tranh, săn bắn...

    + Tiểu Triện là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

    + Lệ thư hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại. Lệ thư xuất hiện từ thời Chiến quốc nhưng do lựa chọn của Tân Thuỷ Hoàng, triện thư đã được sử dụng chính thức trong thời gian dài trước khi bị lệ thư thay thế vì tính đơn giản hữu ích của nó. Lệ thư phát khởi từ phong trào cách tân chữ Hán của các tù nhân hay nô lệ dưới thời Chiến quốc (cũng vì thế mới có cái tên gọi này).

    Lệ thư có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ký tự sau này cùa Trung Quốc, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán, đánh dấu giai đoạn chữ viết dần thoát khỏi tính tượng hình ban đầu. Lệ thư là nền tảng phát triển thành khải thư, chữ viết phổ biến của Trung Quốc ngày nay. Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có chiều ngang rộng hơn cao.

    + Khải thư (phồn thể: giản thể: phồn thể: bính âm: kăishu) hay chữ khải, còn gọi là chân thư, chính khải, khải thể và chính thư, là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất (xuất hiện khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách riêng vào thế kỷ 7), do đó đặc biệt phổ biến trong việc viết tay và xuất bản hiện đại (chỉ sau các kiểu chữ Minh thể và gothic sử dụng riêng trong in ấn).

    Mỗi chữ Hán ra đời còn dựa trên những yếu tố suy nghĩ, văn hóa của người Trung Hoa mà hình thành. Nên học được cách suy nghĩ này sẽ nhớ rất lâu. Qua con chữ có thể biết thêm về văn hóa sâu sắc của dân tộc này.

    Với 500 chữ Hán đủ đề các bạn nhớ những từ cơ bản, còn nhiều hơn thì không tiện viết ra vì theo thời kỳ nghĩa gốc bị đổi và thay bằng nghĩa khác, không thể lý giải được.

    Hy vọng cuốn sách này giúp ích được cho các bạn!

    Tham khảo dụng cụ học tập chữ Hán: Tại đây

    Nguồn: Sưu tầm


    Cũ hơn Mới hơn