Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Chia sẻ miễn phí - Thư Pháp Chữ Việt - Vũ Tuấn Minh

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    LỜI NÓI ĐẦU

    Năm 1971, trong lần về công tác ở Ninh Bình, tôi bị đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Những ngày nằm điều trị tôi tưởng chừng như dài vô tận, bởi xa gia đình lại không có việc gì để làm. Một bệnh nhân cùng phòng tặng tôi cuốn sách viết bằng chữ quốc ngữ. Sách bị xé mất mấy tờ đầu và vài tờ cuối, bởi vậy không thể biết được tên sách và tác giả.

    Nội dung sách viết về nghệ thuật thư pháp, phân tích khá phong phú và xúc tích những đặc điểm tinh tế của bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Cuốn sách đã khai sáng cho tôi những kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa cũng như của cha ông chúng ta. Tôi ý thức được thư pháp là loại hình nghệ thuật dùng chữ làm chất liệu, là nghệ thuật biểu hiện chữ mang tính mỹ học. Yếu tố chính để thư pháp trở thành một loại hình nghệ thuật là cấu trúc chữ, phong cách thể hiện đường nét trong chữ. Từ những đường nét khác nhau như đậm - mảnh, mạnh - yếu, nhẹ - nặng, thong thả - cấp tốc... ẩn giấu sự rung động trong tâm hồn người viết. Nói cách khác, nó hình tượng hóa tâm hồn của bản thân người viết và lạo ra phong cách độc đáo riêng. Ở thư pháp, người ta viết chữ, câu từ, bài thơ... theo một trình tự trôi chảy và viết liền mạch một lần. Tính nhất hồi đó được viết ra bằng cách chuyển hơi thờ những rung động trong tâm hồn người viết sang thời gian - không gian, do đó đòi hỏi năng lực lập trung và sự căng thẳng thần kinh cao độ. Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được biểu hiện thuần túy và nguyên vẹn về cách sống, cách suy nghĩ, nhân cách của tác giả. Chính vì các yếu tố trên, có thể coi thư pháp là trường phái vẽ tâm hồn.

    Thư Pháp Chữ Việt - Vũ Tuấn Minh

    Điểm đáng lưu ý là nghệ thuật thư pháp chỉ thấy có ở phương đông, nơi chữ viết có xuất xứ từ tượng hình và quan trọng hơn cả nó được thể hiện bằng bút lông, loại bút ngòi mềm có ưu thế thể hiện đa dạng các nét viết. Những hệ chữ viết khác trên thế giới thường được thổ hiện bằng loại bút ngòi cứng, xuất phát từ ngọn bút lông ngỗng, loại bút này năng lực thể hiện các nét viết bị hạn chế rất nhiều, có thể vì vậy mà ở những nơi đó không thấy phát sinh ra loại hình nghệ thuật này. Mặt khác, tư duy cấu trúc thể chữ phương đông cùng cớ nét độc đáo riêng, phù hợp cho việc lấy nó làm chất liệu để sáng tác thư pháp.

    Tôi yêu hội họa, bởi vậy nghệ thuật thư pháp với tôi như một phát hiện mới rất gần gũi với nghệ thuật hội họa. Sau này tìm hiểu thêm, thấy ông cha mình từ ngàn đời nay đã yêu quý môn nghệ thuật độc đáo này. Trước khi có chữ quốc ngữ, nước ta cũng như các nước lân bang Trung Hoa khác như Nhật Bản, Hàn Quốc... chịu nhiều ảnh hưởng bởi chữ Hán. Từ gốc Hán tự đã chế tác ra chữ bản ngữ cho riêng mình, chữ Nôm ra đời từ thế kỷ X cũng theo phương cách ấy. Ngày nay hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc có nền thư pháp rất phát triển, không những chữ Hấn mà cả chữ bản ngữ cũng được họ lấy làm chất liệu để sáng tác thư pháp, vậy tại sao thú chơi thư pháp ở nước ta một thời gian dài bị chững lại ? Phải chăng sự ra đời của chữ quốc ngữ xuất phát từ hệ chữ La Tinh ở phương tây, thay thế cho chữ Nôm có xuất xứ từ Hán tự ở phương đông, đã "ngắt mạch" cả về tư duy lẫn hình thức lối chữ viết của nước ta, đến nỗi gây cho thư pháp ở nước nhà không còn đất để sống ? Bài thơ "Ông đồ già" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã minh chứng một cách chua xót tình trạng ấy !

    Ngày nay phong trào sáng tác và thưởng thức thư pháp ở nước la lại được nhen nhúm trở lại. Một số "hoài cổ" vẫn lấy chữ Hán làm chất liệu, song gặp phải trở ngại lớn là cái vốn hiểu biết Hán tự chỉ còn đọng lại ở một số rất ít người, đại đa số nhân dân ta coi Hán tự như một ngoại ngữ khó học. Để đáp ứng, số khác viết bút lông trên nên chữ quốc ngữ, theo ý nghĩ thiển cận của tôi sự "dung hòa" đó khó cho kết quả như mong đợi.

    Tôi thường thấy lối trình bày chữ quốc ngữ theo kiểu chữ Hán, các chữ cái của mỗi từ được xếp đặt trong một khuôn hình tròn và thứ lự các từ được xếp theo chiều dọc. Lối trình bày này gợi ý cho tôi cách biến đổi thế nào để mỗi từ của chữ quốc ngữ có dạng truyền thống của chữ viết phương đông và thuận tiện khi viết bằng bút lông. Tôi tìm hiểu cấu trúc chữ Hán qua tác phẩm Tìm về cội nguồn chữ Hán do một học giả người Mỹ là Jim Walers, biên soạn dựa trên công trình nghiên cứu của nhà ngôn ngữ Lý Lạc Nghị, giáo sư chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ vẫn tự Viện khoa học xã hội Trung Quốc. Diễn biến chữ Hán qua các giai đoạn phát triển của nó được trình bầy trong tác phẩm, đã gợi mở cho tôi cách lấy các đường nét cơ bản của ngọn bút lông để cấu trúc cho từng chữ cái trong chữ quốc ngữ, sau đó sắp đặt các chữ cái (đã được chuyển thể) của một từ sao cho cấu hình của từ đó có thể dạng chữ phương đông. Tôi mạn phép được gọi chữ viết theo cách đó là Chữ Việt.

    Việc làm này thuận tiện cho việc viết thư pháp, ngoài ra nó còn dẽ viết và dễ đọc bởi lấy gốc từ chữ quốc ngữ, thứ chữ rất quen thuộc với nhân dân ta.

    Yêu thích thư pháp, nhưng rủi thay cái tôi thiếu lại là tài năng, một yếu tổ vô cùng quan trọng để tạo lập tác phẩm. Do vậy, tôi soạn cuốn sách nhỏ này với mong muốn góp phần vào một thú chơi hết sức tao nhã, có lính văn hóa cao, đó là nghệ thuật thư pháp. Tôi hy vọng được những tay bút tài hoa chiếu cố, thử đưa chữ quốc ngữ của chúng ta viết dưới dạng Chữ Việt vào thư pháp. Nếu công việc gặt hái được kết quả tốt đẹp thì đây là viên gạch nhỏ bé mà tôi vinh hạnh được đóng góp vào tương lai của sự nghiệp phát triển thư pháp nước nhà.

    Thư Pháp Chữ Việt - Vũ Tuấn Minh

    Cấu trúc cuốn sách gồm 5 phần:

    1 - Phần đầu, tôi giới thiệu phương cách biến đổi cách viết chữ quốc ngữ theo dạng Chữ Viết, bằng cách xây dựng các chữ cái có nét viết nằm trong 8 đường nét cơ bản của bút lông (mỗi chữ cái như thế là một ký tự), cấu hình mỗi từ tiếng Việt thành một chữ nằm trong khuôn hình nhất định, tuy nhiên vẫn tuân thủ trình tự viết như cách viết chữ quốc ngữ thông thường.  

    2 - Phần hai cuốn sách, tôi đề cập tới cách tập luyện và làm quen với cách viết chữ quốc ngữ sang dạng chữ Việt. Tôi soạn phần này dành cho bạn đọc lần đầu liên tiếp xúc với cây bút lông, vì nghĩ rằng ở thời đại chúng ta mấy ai sớm biết sử dụng thành thạo loại bút này.

    Bước khởi đầu, cũng là bước căn bản, tạo điều kiện để bạn đọc tự luyện 8 đường nét cơ bản của bút lông cho thật thành thạo, Trên cơ sở đó dễ dàng luyện tập cách viết các ký lự chữ cái cũng như các từ theo dạng chữ Việt.

    Ở trang sau nêu một ví dụ về cách luyện viết bộ thủ E, nội dung giới thiệu trình tự các nét viết cho ký tự bộ thủ E viết chân, cách viết đá thảo, có ô chữ viết mờ đe dạm, ô chống đe tự viết, ô to để lập viết chữ lớn, ô nhỏ để viết chữ nhỏ.

    Cũng tương tự, tất cả 39 ký tự bộ thủ và 21 kí tự chữ cái trong vẩn lẩn lượt được giới thiệu để bạn đọc luyện viết. Qua đó bạn đọc dễ dàng nắm bắt được cách chuyên thể lừ các chữ cái trong chữ quốc ngữ sang các ký tự tương ứng đe dùng trong chữ Việt

     Kế đến, dành một số trang giới thiệu cách viết cho một số từ có lượng nét viết từ ít đến nhiều, ở đây không chỉ rõ trình lự nét viết của từng ký tự nữa, thay vào đó là trình tự và vị trí các ký tự chữ cái của lừng từ, giúp bạn đọc thực hiện thuận tiện hơn khi luyện tập cách viết các từ tiếng Việt

    3 - Phần ba, tòi giới thiệu 27 ví dụ về cách viết thư pháp để bạn đọc tham khảo. Các ví dụ này chú trọng tới hai cách trình bày: viết theo hàng ngang và viết theo hàng dọc, qua đó đề cập đến bố cục thể hiện trong khuôn khổ một bức thư pháp. Nội dung các ví dụ có văn xuôi, thơ ngắn, câu đối, thơ Đường luật, câu nói hay... đều là các the loại thường thấy trong các tác phẩm thư pháp. Trong điều kiện biên soạn, các ví dụ nêu trên chỉ có giá trị như những minh họa cho phần lý thuyết, chưa thể coi là sáng tác thư pháp.

    4 - Phần bốn, bạn đọc có thể tìm kiếm, đối chứng cách viết cùa gần 1000 từ Hán-Việt được phân theo từng bộ thủ và sắp đặt theo thứ tự vần chữ cái. Tôi soạn phần này nhằm mục đích trợ giúp bạn đọc thể hiện các từ tiếng Việt thường gặp khi viết thư pháp.

    5 - Cuối sách, tôi cố gắng giới thiệu với bạn đọc một số phong cách tạo tác phẩm thư pháp chữ Việt.

    Chiết lập nên cách viết chữ quốc ngữ theo dạng chữ phương đông mà tôi mạn phép được đặt lên cho nó là Chữ Việt, mục đích duy nhất là dùng nó để viết và đọc thư pháp. Tôi tuyệt đối không có ý định thay thế chữ quốc ngữ dùng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, bởi chữ quốc ngữ của chúng ta vốn dĩ quá ưu việt, muốn cải tiến, bổ xung thêm cho nó thật hết sức khó khăn, huống hồ còn mong tìm kiếm gì một phương cách mới để thay thế.

    Cuốn sách này ra đời nhờ không ít sự góp ý quý báu của bè bạn, sự động viên chân tình của gia đình. Tòi thành thực biết ơn tất cả những ai giúp đỡ tôi hoàn thành tâm niệm này. Còn sức sống cúa cuốn sách tới đâu, là nhờ vào thiện ý của bạn đọc.

    Do khả năng kiến thức có hạn, sự nghiên cứu còn nông cạn, không tránh khỏi những sai sót cần được sửa đổi, bổ khuyết. Tôi rất mong được bạn đọc góp ý.

    TÁC GIẢ

    Chia sẻ miễn phí Thư Pháp Việt - Vũ Tuấn Minh

    Chia sẻ miễn phí Thư Pháp Việt - Vũ Tuấn Minh

    Chia sẻ miễn phí Thư Pháp Việt - Vũ Tuấn Minh

    Mời thư hữu tham khảo sách học thư pháp: Tại đây

    Cũ hơn Mới hơn