MỤC LỤC [Ẩn]
Nơi sinh thành những giấc mơ
Khó lòng mà định nghĩa được trọn vẹn "nghệ thuật" là nếu quan niệm rằng "nghệ thuật là phương tiện mà con người dùng để kỉch thích nhừng cảm xúc, những tâm tình, đặc biệt là tâm tình về cái đẹp" (Larousse uni verse I) thì ở góc độ nào đó nghệ thuật thư pháp có khả năng tạo ra những hiệu quả đó. cố nhiên là, phải loại trừ những rối rắm được viết ra từ nhừng bàn tay thợ thô tháp với nhừng suy nghĩ cạn cợt giống như mật trò chơi đảnh lừa. Nhưng đời sống nghệ thuật vốn xem sự dung tục, đơn điệu và khuôn sáo như là những kẻ thù (Robert Schumann), thổ nôn rồi ra, như đã có lẳn tôi viết vê thư pháp Hồ Công Khanh - "Kẻ rong chơi với ngôn từ", rằng mây bay sẽ nỏi về mây bay và hạt bụi sẽ nói về hạt bụi! Cuộc lãng du với trò chơi thư pháp của Hổ Công Khanh thường gieo vào tôi những thiện cảm bởi những khát khao của một kẻ không chịu yên lòng mà luôn sục sạo tìm kiếm, khai phá.
Khác với những lần xuất bản trước nay, một "Truyện Kiều"(Nguyễn Du) hay một "Mưa nguồn" (Bùi Giáng) hay trích thơ của nhiêu tác giả, tất cả dường như mài mòn từng con chữ, từng nét bụi, giống như một thứ khuôn thước cho dẫu sự nỗ lực đến thế nào đểu khó lòng cho một sáng tạo mới mẻ - Một yêu cầu khắc nghiệt trong thưởng thức nghệ thuật. Nhưng giới hạn đó lại chính là sự dồn nén cho khát khao của Hồ Công Khanh bùng vỡ, để từ đó tìm kiếm một chủ đề mới cho việc thể hiện bút pháp của mình.
Thử hình dung, có nhịểu khi vọng ảnh bỗng xuất hiện từ một cồn cát mông mênh in dấu nát nhàu những dấu chân của gió, một cách nhìn tương tự như thể, từ những đám mây bay qua bầu trời kích thích cái nhãn quan giàu có của trí tưởng, để từ nay hiện ra vô khối những hình thù siêu thực. "Tâm tử vật mà hiện”, và cứ thế người này có thể nhìn ra tóc mẹ bạc phơ trắng cả ngọn trời, kẻ khác lại thấy vai áo em bay hoang đường trong gió. Đời sống nghệ thuật, dù cho là nghệ thuật thư pháp, sẽ nghèo đi biết nhường nào nếu như mọi trí tưởng chối từ, hoặc là vắng bóng cái khả năng tiếp nhận thế giới. Thi ca, hội họa, âm nhạc và nhiều loại hình nghệ thuật khác đã từng chứng minh có những giá trị thẩm mĩ được làm nên từ những khoảnh khắc phối ngẫu đầỵ hoan lạc của cái tôi và thế giời. Đặc biệt là thư pháp, cho dù sự thể hiện chữ Hán hay chữ Việt đều cần thiết đến những khoanh khắc ấy để phóng bút làm nên những nét thần có năng lực hớp hồn người thưởng ngoạn.
Gợi lên một ít tương quan này cũng là cách liếp cận cái chủ đề mà Khanh lựa chọn "Thiền - Ngộ - Đạo", nhằm huy dộng tối đa khả năng sáng tạo, để từ nay tạo ra một phong cách viết theo chiều hướng gợi hình thể hiện sự diễn cảm của mình. Đây có thể là một thử nghiệm, nhưng đồng thời cũng chính là sự vượt thoát qua những khuôn thước thường nghiệm. Một khát vọng như vậy liệu có là ngược chiều với một chủ đề đã đặt ra, bởi quan niệm đơn giản nhất của thiền định chính là hãy để tất cả những gì tự nhiôn xảy ra mà không cần một sự nỗ lực nào cả (Osho), Nhưng Khanh là một nghê nhân đam mê trước từng con chữ, mọi niềm ưu tư sẽ chêt nếu như cuộc lãng du với ngôn từ kia đến hồi tắt lịm ngọn lửa mê say. Mà điều đó thì không thể, bởi dòng sông ngừng chảy sẽ còn gì đời sống. Khanh bây giờ hay Khanh ngày mai cũng thế, niềm ham muốn chân thật ấy là căn nhà vĩnh cửu để nay sinh thành những giấc mơ!
Huế, mua thanh minh 2008
Nguyễn Nhã Tiên