MỤC LỤC [Ẩn]
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn vẽ các loại côn trùng tranh thủy mặc (tả ý) như: bọ ngựa, muồn muỗm, châu chấu, hồ điệp (bướm), ve sầu, cóc. Nội dung hướng dẫn đi kèm hình ảnh minh họa hết sức trực quan giúp bạn dễ dàng hình dung cấu tạo của một số loài côn trùng trong tranh thủy mặc. Trong bài viết, các màu cần sử dùng TPDP đã dịch sang âm Hán Việt và để chữ Hán bên cạnh để bạn dễ theo dõi.
HƯỚNG DẪN VẼ HỒ ĐIỆP (BƯỚM)
1. Dùng màu giả thạch 赭石 pha với mực để vẽ phần lưng.
2. Tiếp tục vẽ phần đầu và mắt, dùng màu giả thạch 赭石 nhạt pha với mực để vẽ phần bụng, dùng nét mảnh để vẽ nét sọc tạo ra kết cấu của bụng.
3. Dùng màu đằng hoàng 藤黄 pha với giả thạch để vẽ cánh phía trước, dụng bút trước nặng (trọng) sau nhẹ (khinh). Cần thể hiện rõ cảm giác mềm mại, uyển chuyển của cánh.
4. Tiếp tục pha màu như trên để vẽ phần cánh phía sau, chú ý viền phía ngoài cánh.
5. Tiếp tục vẽ gân cánh, gân cánh phía trước sát phần đầu đi nét nặng (trọng), phía sau của nét cần mảnh, nhẹ dần.
6. Khi vẽ gân cánh cần chú ý sự thay đổi về tốc độ và lực bút.
7. Dùng màu giả thạch 赭石 pha với mực để vẽ vết vằn (lốm đốm) trên cánh, cần vẽ sao cho có độ hư thực, rung động, có sự biến hóa đậm nhạt. Nét vẽ râu cần có sự đàn hồi.
8. Cách vẽ hồ điệp ở các trạng thái khác nhau. Khi vẽ 1 đàn bướm cần chú ý sự thay đổi sơ mật (thoáng, dày chặt).
Video hướng dẫn vẽ bướm:
HƯỚNG DẪN VẼ BỌ NGỰA
1. Dùng màu giả thạch 赭石 vẽ phần cánh phía trên bụng, dụng bút cần nhẹ nhàng, nhanh.
2. Dùng màu giả thạch 赭石 vẽ phần lưng.
3. Tiếp tục vẽ phần đầu, mắt và 02 chân trước.
4. Khi vẽ chân cần chú ý kết cấu, dài ngắn và cách dụng bút.
5. Vẽ phần râu dài, khi vẽ cần chú ý râu có sự tung tẩy.
6. Cách vẽ bọ ngựa ở các góc nhìn (trạng thái) khác nhau.
HƯỚNG DẪN VẼ CHUỒN CHUỒN ỚT
1. Dùng màu chu sa 朱砂 pha với màu giả thạch赭石, đi bút trung phong vẽ 1 bên cánh, chú ý sự đan xen.
2. Vẽ bên cánh còn lại, chú ý quan sát sự đan xen và vị trí giữa các cánh.
3. Dùng màu giả thạch 赭石 để vẽ phần đầu hình tròn, vẽ lần lượt từng nét bên trái và bên phải để tạo thành hình đầu chuồn chuồn. Sau đó, vẽ các nét mảnh bên trong, vẽ phần miệng, thuận thế vẽ tiếp phần lưng.
4. Dùng màu giả thạch nhạt vẽ 1 nét phần bụng, đồng thời vẽ chân phía trên.
5. Cách vẽ chuồn chuồn theo các hướng khác nhau.
6. Cách vẽ chuồn chuồn song câu. Nếu vẽ theo cách này thì cũng vẽ cánh trước, sau đó đến phần đầu, lưng và bụng.
HƯỚNG DẪN VẼ CHUỒN CHUỒN KIM
1. Thân của con chuồn chuồn tương đối bé, vì vậy dụng bút cần cẩn thận. Kết hợp mực và màu giả thạch để vẽ phần đầu và lưng.
2. Dùng màu giả thạch và mực để vẽ phần bụng. Phần bụng dụng bút cần hậu trọng, khi vẽ phần vụng chú ý vẽ từ thô đến tế (mảnh), tốc độ bút nhanh 1 chút.
3. Vẽ phần cánh và chân. Chú ý sự xen kẽ (xuyên sáp) giữa các chân.
HƯỚNG DẪN VẼ MUỒM MUỖN
1. Dùng màu chu sa 朱砂 đi 1 nét trung trắc phong để vẽ cánh, lưu ý dụng bút cần nhanh 1 chút.
2. Tiếp tục vẽ bên cánh còn lại.
3. Dùng màu giả thạch pha mới mực nhạt để vẽ phần vai và cổ của muồm muỗm.
4. Dùng màu chu sa 朱砂 vẽ bộ phận phía dưới cổ, khi vẽ chân cần chú ý sự biến hóa khi dụng bút vẽ đoạn khớp chân. Vẽ chân cần có lực.
5. Dùng màu chu sa 朱砂 vẽ phần đầu, điểm nhãn (mắt), sau đó vẽ phần râu, chú ý đường nét cần có tính đàn hồi.
6. Cách vẽ con muồm muỗm ở các trạng thái khác nhau.
HƯỚNG DẪN VẼ CHÂU CHẤU
1. Dùng màu chu sa 朱砂 pha 1 chút màu giả thạch 赭石 để vẽ phần lưng, dụng bút cần rắn chắc 厚实, tiếp tục vẽ đầu, lưu ý để lại khoảng không của mắt.
2. Tiếp tục vẽ cần cánh, dụng bút phía trước trọng (nặng), phía sau nhẹ (khinh).
3. Vẽ phần chân, chú ý cần vẽ thẳng 1 chút, không được xiêu vẹo.
4. Vẽ phần bụng.
5. Điểm nhãn (mắt), vẽ râu và bổ sung phần chân trước.
6. Luyện tập các trạng thái khác nhau của con châu chấu, màu sắc có thể thay đổi 1 chút.
HƯỚNG DẪN VẼ VE SẦU
1. Dùng mực đậm vẽ phần lưng, dụng bút cần hậu trọng, vững vàng chắc chắn.
2. Dùng mực đậm vẽ thêm 2 nét để tạo ra sự liên kết giữa phần đầu và lưng.
3. Tiếp tục vẽ phần đầu, mắt cần dụng bút hậu trọng, dứt khoát. Dùng nét mảnh để vẽ chân phía trước, dùng nét thô tế (đậm, nhạt), khinh trọng (nhẹ nặng) để thể hiện được kết cấu của phần đầu.
4. Dùng mực nhạt, sáp bút để vẽ ra cánh vẽ mỏng, tiếp tục vẽ bổ sung 2 chân còn lại.
5. Dùng mực có độ đậm vừa phải vẽ phần lưng phía sau, dụng bút cần dứt khoát. Đồng thời, vẽ gân của cánh.
6. Các cách vẽ ve sầu ở các trạng thái khác nhau.
HƯỚNG DẪN VẼ ẾCH
1. Trước tiên dùng mực có độ đậm vừa phải để vẽ hốc mắt của con ếch, chú ý khoảng cách và độ lớn bé, trước sau của hốc mắt.
2. Dùng mực đậm vẽ mắt.
3. Dùng màu đằng hoàng 藤黄 pha với màu hoa thanh 花青 để vẽ phần đầu, chú ý sự chuyển chiết (ngoặt, chuyển hướng).
4. Dùng màu đằng hoàng 藤黄 pha với màu hoa thanh 花青, màu sắc không cần pha quá nhuyễn đều, dùng pháp điểm đốc 点厾法 (chấn phá, tô điểm) để vẽ phần lưng.
5. Tiếp tục vẽ phần chân trước và sau, cần vẽ có cảm giác đầy đặn.
6. Dùng màu đằng hoàng 藤黄 pha với màu giả thạch vẽ đầu ngón chân, tiếp tục bổ sung đường vằn.
7. Dùng mực nhạt vẽ má và bụng.
8. Cách vẽ ếch ở các trạng thái khác nhau.
Thư pháp dụng phẩm sưu tầm (dịch)