Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Chọn nội dung và cách ngắt câu cho tác phẩm thư pháp Việt

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    1. Chọn nội dung cho tác phẩm:

    Không phải vô cớ mà nhân gian cho ràng "‘Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”. Ngoại trừ giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, công phu luyện tập... Thư pháp còn có một chức năng rất đặc biệt đó là truyền tải đến người xem những thông tin, những tư tưởng mang tính giáo dục, chia sẻ, định hướng, gợi mở... thông qua những câu văn, câu thơ, lời nhạc... Vì thế khi ta chọn nội dung đề thể hiện thành tác phẩm đó là một bước rất quan trọng. Nên chẳng một tác phẩm thư pháp lại thể hiện những nội dung vô vị, vô nghĩa và theo trào lưu thị hiếu của giới trẻ như: “êch ương của lòng em”, “mượn xe nhớ đổ xăng”...

    Thật đau lòng khi thấy những câu này được viết bằng nét chữ thư pháp và bán dưới nhiều hình thức, chưa kể đến những nội dung mang tính chất bạo động, bế tắc, bi quan... Vậy còn đâu là giá trị của một tác phẩm thư pháp?

    Nội dung không hợp với một tác phẩm thư pháp

    Nội dung viết theo trào lưu, thị hiếu

    Khi chọn một tác phẩm để viết chẳng những chúng ta phải hiểu mà còn phải cảm nhận được chiều sâu ý nghĩa của nội dung muốn gửi gắm, khi đó ta mới thể hiện được tác phẩm một cách trọn vẹn bằng đường nét. Điều này đòi hòi chúng ta phải có một số kiển thức nhất định về văn hóa, thơ, văn, vốn sống, thậm chí đến tư tưởng triết học...

    Trong một số các cuộc triển lãm lớn hiện nay, đâu đó chúng tôi vẫn thường thấy một vài tác phẩm viết sai chính tả, ngữ pháp, thậm chí sai cả về ý nghĩa của nội dung tác phẩm. Chưa kể đến việc tác giả tấm thư pháp tự ý sửa nội dung câu văn hoặc thơ theo ý riêng của mình, còn có trường hợp lấy “râu ông này cắm cằm bà kia”, điều này rất tai hại vì vô tình những dị bản ấy có thể được lưu truyền. Chúng ta nên thể hiện sự trân trọng của tác giả nội dung mà chúng ta chọn bằng cách viết tên của họ dưới phần chính văn. Trường hợp chúng ta không biết tên tác giả là ai thì ta có thể để hai chữ “sưu tầm” ngay sau phần chỉnh văn để tránh trường hợp người xem tưởng tác giả bức thư pháp cũng đồng thời là tác giả của phần chính văn.

    2. Cách ngắt câu cho tác phẩm:

    Khi đã chọn được nội dung để viết tác phẩm thì phần ngắt câu khi thể hiện rất quan trọng. Một tác phẩm thư pháp có thể lược bớt những dấu “chấm” hoặc “phẩy” khi đó phần xuống hàng là một hình thức ngắt câu cho người xem, giúp người xem dễ dàng cảm nhận tác phẩm hơn. Trường hợp ngắt câu sai, lời văn sẽ lủng cũng dễ gây ngộ nhận và người xem có thể hiểu sang một ý khác hoặc hiểu sai ý nghĩa của tác phẩm.

    cach ngat cau cho tac pham thu phap

    Cách ngắt câu cho tác phẩm thư pháp

    - VD1:

    Không tôi/ là kẻ/ phàm phu

    Cái tôi/ lớn quá/ làm ngu/ muội mình.

    Nếu ngắt câu khác thì sẽ mang một ý nghĩa khác

    Không/ tôi là kẻ/ phàm phu

    Cái tôi/ lớn quá/ làm ngu/ muội mình.

    - VD2:

    Ở đây/ sương khói/ mờ nhân ảnh

    Ai biết/ tình ai/ có đậm đà.

    Nếu ngắt câu sai thì câu thơ sẽ lủng cũng.

    Ở đây sương/ khói mờ/ nhân ảnh

    Ai biết tình/ ai có/ đậm đà.

    Cùng một nội dung cũng có thể có nhiều cách ngắt câu hay xuống hàng. Những chữ mang ý chính thường được viết to và đậm hơn những chữ còn lại. Những cụm từ quan trọng cũng có thể được nhấn mạnh và xuống hàng từng chữ để rõ ý hơn cho tác phẩm.

    VD:

    Thiện căn/ ở tại/ lòng ta Chữ tâm/ kia mới/ bàng ba/ chữ Tài

     Cách viết khác.

    Thiện/ căn/ ở tại/ lòng ta

    Chữ/ TÂM/ kia mới/ bàng ba/ chữ/ TÀI.

    Nguồn: Sách Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành. Tác giả: Đăng Học


    Cũ hơn Mới hơn