Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Hướng dẫn đặt ấn chương, triện khắc

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Thưa Quý thư hữu, bản thân tôi (Lạc Mặc) đã từng tự mày mò khắc triện thủ công, đồng thời cũng có thời gian khắc triện bằng máy CNC cho nhiều thư hữu ở Việt Nam. Sau khi tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm tôi đã dừng việc khắc triện bằng máy CNC. Bởi, tôi nghĩ rằng chúng ta học nghệ thuật thì cần học nghiêm túc, trước tiên là dày công nghiên cứu, học tập theo cổ nhân, cho dù thành công hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

    Một số triện khắc Bạch Văn

    Một số triện khắc bạch văn hình vuông được khắc bởi thầy Đặng Việt 

    Trong quá trình bán hàng, Tôi được nhiều thư hữu hỏi địa chỉ khắc triện chất lượng, giá thành hợp lý. Trên mạng internet, mạng xã hội facebook chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều nơi nhận khắc triện ở Việt Nam. Nhưng, người khắc triện thực sự nghiệm túc và tiệm cận được với đao pháp của cổ nhân chắc là chỉ được 1 vài người mà thôi. Tôi cảm thấy bản thân mình thực sự may mắn khi được quen và học tập các thầy có chuyên môn tốt ở Việt Nam. Ở lĩnh vực khác triện, tôi và nhiều đồng môn khác vô cùng ngưỡng mộ thầy Đặng Anh Việt.

    Một số triện khắc Chu văn

    Một số triện khắc Chu văn được khắc bởi thầy Đặng Việt

    Thầy Đặng Anh Việt du học ở Đại Học Sư Phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Trong quá trình học tập tại trường, thầy có theo học vẽ tranh thủy mặc của thầy Doãn Duy Tân. Khoảng đầu năm 2005, học khắc triện của thầy Lí Cẩm Thành. Sự phụ của thầy Lí Cẩm Thành là đồ tôn của Ngô Xương Thạc. Đến khoảng 2015, thầy Đặng Anh Việt bắt đầu nhận khắc triện thương mại đến nay. Thầy Việt thường nói với chúng tôi, khắc triện là môn nghệ thuật khó, đòi hỏi kiến thức về cổ văn, cổ tự (Đại triện, Tiểu triện, Hán triện, Lệ Thư, Khải Thư, Dị tự.v.v..). Ngoài ra còn phải học nhiều loại đao pháp như: Cổ đao pháp, cấp tựu đao pháp, Ngô Xương Thạc đao pháp.v.v.. Nghe một hồi mà tôi cũng thấy toát hết mồ hôi, đến nay chưa dám nghĩ để việc sẽ học khắc triện lại.

    Một số triện khắc tùy hình

    Một số triện khắc tùy hình được khắc bởi thầy Đặng Việt

    Về thể chữ khắc triện, Thầy Đặng Việt ảnh hưởng của Hán triện khá nhiều, về đao pháp thầy học đao pháp của Tề Bạch Thạch và một số cách khắc triện đời Thanh. Thầy vừa là họa sĩ vẽ tranh thủy mặc, vừa là người khắc triện. Vào nghề khắc triện đã lâu nhưng đến nay thầy vẫn miệt mài học hỏi khắc triện và vẽ tranh hàng ngày, mà tôi thấy khi hoạt động nghệ thuật hay nghiên cứu học thuật các thầy hầu như ai cũng nhiêm túc và chăm chỉ lắm, chỉ có đám học trò là lười nhác thôi. Tôi hỏi thầy đã khắc được bao nhiêu triện thì thầy nhời rằng: "Tôi chẳng nhớ nữa mình khắc bao nhiêu triện nữa, chỉ biết là đã từng khắc cho nhiều người Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản".

    Một số triện khắc tùy hình

    Một số triện khắc tùy hình

    Một số triện khắc hình chữ nhật được khắc bởi thầy Đặng Việt khắc

     

     

     


    Hiện nay, Shop chỉ cung cấp các vật dụng học khắc triện. Nếu bạn có nhu cầu khắc triện hay liên hệ trực tiếp với thầy Đặng Việt nhé. Bài viết ở phía dưới đây được viết từ thời điểm Shop còn nhận khắc triện CNC, do bài viết vẫn cung cấp 1 số thông tin hữu ích nên shop vẫn giữ nguyên nội dung để Quý thư hữu tham khảo.

    Ấn chương/ Triện Khắc là một yếu tố quan trọng để tạo lên tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Ấn Chương khi kết hợp với tác phẩm thư pháp, thư họa khiến cho tác phẩm trở lên có hồn hơn. Thông qua việc sử dụng Ấn Chương sẽ góp phần hoàn thiện nội dung và chương pháp của tác phẩm.

    Mỗi người học tập thư pháp đều sở hữu riêng cho mình nhiều Ấn Chương khác nhau. Trong mỗi tác phẩm mà lựa chọn sử dụng chiếc Ấn Chương phù hợp. Vậy, hãy để Thư Pháp Dụng Phẩm giúp bạn tạo ra những chiếc Ấn Chương ưng ý với giá thành hợp lý nhé!

    Quý Thư hữu vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau:

    Quy trình đặt khắc triện

    1. Lựa chọn Phôi khắc

    Quý khách lựa chọn các mẫu phôi khắc: Tại đây

    Lưu ý: Giá trên đã bao gồm chi phí khắc triện

    2. Lựa chọn nội dung bạn muốn khắc

    Dựa vào nội dung có thể chia Ấn Chương thành 3 loại chính như sau:

    - Danh Chương: Ấn chương khắc tên hoặc tự hiệu của tác giả. 

    Thí dụ, ấn văn có thể là: Lê ấn 黎印, Anh Minh ấn 英明印, Anh Minh chi ấn 英明之印, Lê Anh Minh ấn 黎英明印;

    - Nhàn Chương: Thường đóng ở đầu tác phẩm. Nội dung của nhàn Chương rất đa dạng, có thể là những lời tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình; có thể là những câu cách ngôn về lý tưởng, sự nghiệp mà tác giả tâm đắc, có thể là quan điểm của tác giả về nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan và cũng có thể chỉ là ghi lai lịch, quê quán, ngày giờ sinh của tác giả.

    - Yêu Chương: Ấn chương đóng ở ngang lưng bức thư pháp gọi là yêu chương [yêu 腰: eo thắt ngang lưng]. Yêu chương phải nhỏ hơn nhàn chương và danh chương, có thể hình chữ nhật, vuông, hoặc tròn ...

    Lựa chọn số chữ khắc: Quý khách lựa chọn khắc 01, 02, 03 hoặc 04 chữ. Ví dụ:

    Nguyễn Văn A Ấn (4 chữ), Văn A Chi Ấn (04 chữ); Nguyễn Văn A (3 chữ); Văn A Ấn (3 chữ); Văn A (2 chữ); Trí Viễn (2 chữ); Thiền (1 chữ).

    Lựa chọn số lượng chữ và nội dung khắc

    Vậy, bạn hãy cho Shop biết bạn cần khắc mấy chữ và đó là những chữ gì nhé^^

    3. Lựa mẫu chữ khắc

    Quý khách vui lòng lựa chọn một trong các mẫu chữ sau. Trong quá trình khắc, trên cơ sở bố cục và nội dung của Ấn chương, Shop sẽ có điều chỉnh nhất định.

    4. Lựa chọn hình thức khắc

    Khắc âm (hay còn gọi là bạch văn 白文): Chữ màu trắng nền màu đỏ;

    Khắc dương (hay còn gọi là Chu văn 朱文): Chữ màu đỏ nền trắng;

    Ấn Chương khổ rộng một chút có thể lựa chọn khắc kết hợp khắc âm và khắc dương.

    Khắc âm, khắc dương

     

    5. Gửi khách mẫu thiết kế

    Shop sẽ gửi bạn mẫu thiết kế trước khi khắc. Sản phẩm thực tế sẽ về cơ bản sẽ dựa trên mẫu thiết kế. Tuy nhiên, shop sẽ điều chỉnh 1 số chi tiết nhỏ như đường bao viền, căn chỉnh cho sắp xếp chữ đều hơn.

    6. Tiến hành khắc

    Sau khi khách duyệt mẫu khắc shop sẽ tiến hành khắc trong khoảng 3-5 ngày.

    7. Sưu tầm số mẫu đã khắc

     

     


    Cũ hơn Mới hơn