Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Hướng dẫn vẽ hoa mai tả ý tranh thủy mặc

Đăng bởi Thư Pháp Dụng Phẩm ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    I. Cách vẽ hoa và dùng màu

    Do màu sắc của màu vẽ tranh thủy mặc ở Trung Quốc có những cách gọi riêng. Trong bài viết này sử dụng cách gọi như vậy, để độc giả dễ hiểu trước tiên Thư Pháp Dụng Phẩm xin giới thiệu cách gọi màu sắc trong bộ 12 màu vẽ cơ bản như ảnh phía dưới.

    Giới thiệu tên gọi màu sắc

    12 màu cơ bản trong hộp màu Marie's 12ml

    1. Hoa mai đỏ

    1.1. Điểm cánh hoa: Dùng bút lang hào cỡ đại lấy màu chu sau, sau đó dùng ngọn bút chấm màu sở hồng, khi vẽ cánh hoa thì tàng phong dụng bút, 1 nét bút vẽ ra 1 cánh hoa hoàn chỉnh. Vẽ 5 cánh để tạo thành 1 bông hoa, ở giữa bông hoa để lại không gian để điểm nhụy, đối với bông hoa nhạt thì dùng nhiều màu chu sa hơn 1 chút và lấy thêm chút nước.

    Hướng dẫn vẽ bông hoa mai

    1.2. Vẽ cành nhỏ mọc ra hoa, nhụy hoa, điểm cuống hoa: Dùng mực pha thêm yên chi để tạo thành màu đậm, dùng bút lang hào cỡ nhỏ trung phong câu tuyến để vẽ nhụy hoa, sau đó điểm nhụy và điểm cuống hoa. Vẽ cần khỏe khắn, có lực, khi vẽ câu tuyến nhụy hoa cần vẽ nhanh tựa “bước sóng ngắn” để tạo sức sống. Dựa vào kích cỡ to nhỏ của bông hoa vẽ từ 5-8 nét để tạo thành tổ hợp nhụy hoa là hợp lý, không nên vẽ dày quá, ngắn dài, sơ mật cần có sự biến hóa. Đối với những bông hoa nhạt thì phần nhụy, cuống hoa dùng chu sa pha thêm 1 chút mực, nước để vẽ.

    Hướng dẫn điểm nhụy bông hoa mai


    1.3. Chú ý: Ở cùng 1 cụm nhiều bông hoa vẽ có bông phía trước, phía sau, trước thực, sau hư. Hình dáng hoa chia thành các dạng khác nhau như: Nụ hoa, bán khai (đang nở), bông hoa nhìn góc nghiêng, nhìn góc chính diện, nhìn góc ngược lại, khi vẽ cần chú ý sự biến hóa, mối quan hệ giữa trước sau, trùng điệp.

    2. Vẽ hoa trắng

    Nếu dùng hoàn toàn màu trắng để vẽ sẽ không làm nổi bật được bông hoa, do đó sẽ dùng bút lang hào cỡ đại lấy màu trắng, sau đó đầu bút chấm 1 lượng nhỏ màu tam thanh + trắng (pha sẵn tam thanh + trắng) để vẽ bông hoa và nụ hoa. Cách vẽ nhụy hoa, điểm cuống hoa tương tự như trên.

    Hướng dẫn vẽ hoa mai trắng

     

    Hiện nay, nhiều người yêu thích phong cách vẽ hoa mai của Vương Thành Hỉ.  Trong cuốn Vương Thành Hỉ hoa điểu họa tập của ông chủ yếu các tác phẩm là hoa mai. Hiện nay, Thư Pháp Dụng Phẩm tuyển tập một số cuốn sách dạy vẽ tranh thủy mặc hoa mai, trong dó có cuốn sách nêu trên của Vương Thành Hỉ.

    3. Vẽ hoa mai đỏ hồng

    Dùng bút đại lang hào lấy màu trắng, ngọn bút chấm 1 lượng nhỏ màu sở hồng để tạo ra sự chuyển sắc từ đỏ chuyển hồng để vẽ cánh hoa, sau đó rửa sạch bút lấy màu hồng, ngọn bút chấm màu sở hồng để điểm nụ hoa, vẽ hoa mai màu đỏ hồng cần chú ý đối với bông hoa nở hết và đang nở (bán khai) cần chú ý có sự chuyển sắc của màu trắng, từ đó thể hiện được sự xa gần tượng trưng giữa bông hoa và nụ hoa, đồng thời tạo ra được sự liên hệ giữa thực hư, thấu thị.

    Hướng dẫn vẽ hoa mai đỏ hồng


    4. Vẽ hoa mai vàng

    Dùng bút lang hào cỡ đại chấm màu đằng hoàng + màu trắng, sau đó ngọn bút chấm giả thạch để tạo màu sắc để vẽ hoa, nụ hoa.

    Hướng dẫn vẽ hoa mai vàng

    5. Vẽ hoa mai xanh

    Dùng bút lang hào cỡ đại chấm màu tam lục + màu trắng, sau đó đầu bút chấm màu tam lục + hoa thanh (pha sẵn 2 màu này) để tạo ra màu sắc để vẽ hoa, nụ hoa.

    Hướng dẫn vẽ hoa mai màu xanh


    GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH THẾ CÀNH HOA MAI

    Hình dáng cành hoa đa dạng, phong phú, không có một kiểu dáng nhất định. Dưới đây liệt kê một số hình dáng để cả nhà cùng tham khảo:

    1. Thế mọc xiên lên trên, cành mọc từ phía dưới mọc lên. Thân chính 1 thân thô, 1 thân tế (nhỏ), mọc xuyên nghiêng hướng phía trên, các cành mọc ra từ thân thì có cành chủ, cành nhỏ mọc đan xen lẫn nhau, phù hợp với quy luật để tạo ra hình thái đẹp.

    Thế hoa mai mọc xiên lên trên


    2. Thế buông rủ xuống dưới. Thân chính mọc từ phía trên mọc xuống phía dưới, phát triển hướng nghiêng xuống dưới và có thế quay đầu. Các cành chủ vây quanh thân chủ tạo ra hình thái đẹp mắt.

    Thế buông rủ xuống dưới


    3. Thế mọc góc chéo, thân chủ nghiêng mọc hướng chếch lên trên, cành chủ mọc nghiêng phát triển xuống phía dưới, phần cuối có hướng mọc quay đầu.

    Thế mọc chéo góc

    5. Thế triển khai, thân chủ mọc ra 3 cành chủ, có thô có tế (nhỏ), có khai có hợp, tạo cảm giác vô cùng khoan khoái, thư thái.

    Thế triển khai


    6. Thế đan xen, thô tế đan xen lẫn nhau, có đậm có nhạt, phần thân già và các cành nhỏ tổ hợp một cách hợp lý, có sự biến hóa thô tế, có tiết tấu, đối sự đối sánh. Có dụng ý bố trí, sắp xếp sự tương phản để tạo ra nét đẹp thống nhất, hài hòa.

    Thế đan xen


    CÁCH VẼ HOA MAI MỘT CỐT

    Cách vẽ hoa mai một cốt


    Cách vẽ một cốt tức là không dùng câu tuyến, mà là dùng bút cỡ đại vẽ liền mạch để tạo thành thân mai.
    Bước 1: Cành chủ: Dùng bút đại lấy mực nhạt, ngọn bút chấm mực đậm, vận dụng linh hoạt trắc phong và trung phong, 1 nét bút vẽ xong thân mai, tạo ra hiệu ứng 1 bên sáng, 1 bên tối của thân mai, sau đó vẽ cành chủ, dụng bút cần cứng cáp, có lực.

    Cách vẽ hoa mai một cốt


    Bước 2: Điểm hoa: Cách dùng màu ở trên đã nêu, cần chú ý sự biến hóa lớn bé, phương hướng, thực hư, sơ mật của bông hoa và nụ hoa.

    Cách vẽ hoa mai một cốt


    Bước 3: Vẽ cành nhỏ mọc ra hoa, điểm nhụy và điểm cuống hoa: Cách dùng màu đã nêu ở trên, cần chú ý vẽ cành nhỏ mọc ra hoa cần có lực độ, điểm nhụy cần đan xen vừa phải, hình thái giống “mắt cua”, điểm cuống dựa vào thói quen của từng người, trước tiên điểm 1 nét ở giữa sau đó điểm 2 nét bên trái và phải, hoặc điểm hai bên trái phải sau đó điểm giữa cũng được. Câu nhụy và điểm nhụy không nên quá nhiều, cần có sự biến hóa.

    Cách vẽ hoa mai một cốt


    Bước 4: Vẽ cành nhỏ, chim se: Dùng bút lang hào cỡ nhỏ chấm yên chi + mực tạo thành màu xám đậm để vẽ cành nhỏ, cành nhỏ trong vẽ hoa mai có vai trò vô cùng quan trọng, do vậy không thể xem nhẹ. Vận bút cần linh hoạt, có cong có thẳng, có ngừng ngắt, có đề án, có tàng có thu, cần có nhiều hình thái khác nhau để thể hiện được cảm giác tiết tấu của sự sống đối với cành nhỏ. Sau khi vẽ cành nhỏ xong thì đặt bức tranh ra phía xa để nhìn tổng thể, nếu cảm thấy thiếu sót có thể vẽ bổ sung, điều chỉnh hoa, cành, cứ như vậy cho đến khi cảm thấy ổn thì dừng lại. Cách vẽ chim sẻ, cách dùng màu phía trên đã đề cập, trước khi vẽ chim sẻ cần nhìn tổng quan bức tranh, cân nhắc kỹ lưỡng vẽ chim sẻ ở vị trí nào sẽ hợp lý, cần vẽ mấy con, đồng thời cân nhắc rõ hướng bay của chim sẻ, động thái, khoảng cách giữa các con chim, sau khi đã cân nhắc xong thì mới bắt đầu vẽ.

    Cách vẽ hoa mai một cốt


    Bước 5: Vẽ bối cảnh nền ánh trăng: Lật ngược mặt giấy lấy 1 bình nước phun nước ấm vào bức vẽ, lưu ý trước khi phun thì cần lấy 1 tờ giấy báo cắt hình tròn sau đó đặt vào vị trí cần vẽ ánh trăng. Dùng cọ quét chấm màu hoa thanh + nước để tạo ra màu sắc cần dùng. Vẽ xung quanh đường viền của tờ báo hình tròn, từ trên xuống dưới, trái qua phải để tạo ra tầng mây. Chú ý tầng mây cần có sự biến hóa đậm nhạt. Cuối cùng, bỏ tờ giấy báo tròn ra, ở vị trí ánh trăng vẽ lên nét ngang to, nhỏ khác nhau. Như vậy, đã hoàn thành bối cảnh nền ánh trăng rồi. Đợi mực nước khô sẽ tiến hành đề chữ, lạc khoản, đóng dấu.

    CÁCH VẼ HOA MAI CÂU TUYẾN

    Song câu tức là trước tiên dùng nét vẽ đường nét bo ngoài của thân mai, sau đó tiến hành thuân sáp.

    Cách vẽ hoa mai song câu


    Các bước vẽ Hoa mai song câu: Vẽ thân mai, cành chính: Dùng bút thạch hoan (lông chồn) cỡ trung chấm mực đậm vẽ nét thân mai già phía mặt tối, dùng mực nhạt để vẽ thân mai già phía mặt sáng. Dụng bút cần có lực, các cành cần có sự biến hóa. Sau đó, tiến hành thuân sáp dọc theo phía mặt tối, sau đó đến mặt sáng, màu sắc của mực từ đậm đến nhạt, tạo ra cảm giác già cỗi của thân mai. Phía mặt tối của thân mai cũng cần có sự biến hóa đậm nhạt. Sau đó, tiếp tục vẽ cành chủ.

    Cách vẽ hoa mai song câu

    Cách vẽ hoa mai song câu


    Cách bước tiếp theo của vẽ song câu giống với cách vẽ một cốt. Cách vẽ hoa mai màu đỏ hồng đã giới thiệu ở phía trên, do đó ở đây không nhắc lại nữa, cụ thể cách vẽ chi tiết mời bạn tham khảo ở phía trên.

    MỘT SỐ TÁC PHẨM HOA MAI

    Cách vẽ hoa mai song câu

    Bức Tiên Báo Xuân Lai Tảo (先报春来早)

    Cách vẽ hoa mai song câu

    Bức sinh cơ - sức sống (生机)

    Bức tranh trên thân già cỗi, cành mới mọc, hay ở chỗ nhiều cành đan xen, sắp xếp hợp lý cành trước, cành sau, từ đó thể hiện sức sống dạt dào.

    Bức hoa mai ám hướng phù động

    Bức Án Hương Phù Động (暗香浮动) - ám hương là tên gọi khác của Hoa Mai

    Bức này kết cấu hình tam giác, 02 thân chính mọc ra từ phía dưới bên trái, 2 cành chính hô ứng, có tán có hợp, bổ sung cho nhau.

    Bức hoa mai khúc khuỷu

    Bức Hoa Mai Đan Tâm Chiếu Nhật Nguyệt (丹心照日月)

    Bức trên thân mai uốn lượn khúc khuỷu, hướng mọc từ dưới lên trên tiếp nối với cành chính, cành chính mọc hướng về phía bên trái hình thành thế nhìn ngó (ngó nghiêng), điểm hoa ít nhưng tinh tế. Càng là những bức nhỏ (tiểu phẩm) thì kết cất càng phải được xem trọng và càng cần chặt chẽ, hàm súc.

    Bức hoa mai thanh hương

    Bức Hoa Mai Thanh Hương (清香)

    Bức trên thân mai phát triển từ góc dưới bên phải sang góc dưới bên trái, sự đối sánh sơ mật, trên dưới khác xa nhau, mấy nét mực nhát vẽ lá trúc là phá vỡ sự đơn điệu trong cấu trúc bức tranh.

    Thư Pháp Dụng Phẩm sưu tầm (dịch)


    Cũ hơn Mới hơn