Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Khái lược lịch sử và đặc điểm của thư pháp triện thư

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    1. Khái lược lịch sử chữ triện:

    Triện thư có hai loại Đại triện và Tiểu Triện. Theo nhiều nguồn sử liệu thì vào đời Chu Tuyên Vương, quan Thái sử là Sử Lựu 史籀có viết 15 thiên sách, sách này dùng thể Đại Triện 大篆 . Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, Thừa tướng Lý 李斯nhân việc cải chính để thống nhất văn tự toàn quốc, đã phát triển thể Đại Triện thành Tiểu Triện, còn gọi là Tần Triện. Nguyên từ thời Chiến Quốc, chư hầu cát cứ, các quốc gia dùng văn tự mỗi nơi một khác. Các nhà thức giả ai cũng có thể chế ra chữ theo quan niệm cá nhân, đại khái như hồi thời đó chữ Bảo 寶có tới 194 chữ có hình thái khác nhau, chữ My 眉có 104 chữ, chữ Thọ 壽 có hơn 100 chữ... Tần Triện trên cơ bản lấy chữ Triện ở nước Tần làm chuẩn. Tiểu Triện hay Tần Triện là thể chữ mà chúng ta đang học, dưới đây thông nhất một cách gọi là Triện Thư.

    Triện thư có quy phạm được Tần Thủy Hoàng cho khắc vào 7 bia đá đặt ở các danh sơn: Thái Sơn, Phong Sơn, Lang Nha Đài, cối Kê, Đông Quan, Kiệt Thạch, Chi Phù. Đa số các bia này đã mất hoặc không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên những chữ còn sót lại là những tư liệu khảo sát rất tốt. 

    Trong công cuộc cải cách để thống nhất văn tự, Lý Tư có soạn “Thương Hiệt Thiên”, “ Viên Lịch Thiên” và “Bác Học Thiên”. Người đời sau gom lại thành một sách gọi là “Thương Hiệt Thiên”, trên cơ sở này Dương Hùng đời Hán soạn “Huấn Toản Thiên”. Ban Cố đọc hai sách trên soạn lại “Thương Hiệt Thiên” gồm 102 chương.

    khai luoc lich su  va dac diem thu phap trien thu

    Phong sơn bi tiểu Triện đời Tần và Đại Triện thời Chiến Quốc

    Hứa Thận 許慎 đời Hán Ai Đế, sau 23 năm sưu tập nghiên cứu, tìm các chữ mới đương thời phối hợp với các sách đời trước, đã hoàn thành bộ “Thuyết Văn Giải Tự” vào năm 121. ‘Thuyết Văn Giải Tự” gồm 9.353 chữ. trong đó có 1.163 chữ trùng lắp, được phân định thành 540 bộ thủ, là bộ tự điển đầu tiên dùng hệ thông lý luận “Lục Thư” để phân tích tự dạng của chữ, đồng thời khảo cứu nguồn gốc, ghi rõ ý nghĩa của chữ. “Thuyết Văn Giải Tự” là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử văn tự. Đối với lĩnh vực nghiên cứu Triện thư và học Triện thư, Thuyết Văn Giải Tự là một tư liệu quan trọng vì toàn bộ được viết bằng chữ Triện, người học thư nếu sở đắc lối Triện thư và muôn chuyên sâu về cổ văn tự nên tham khảo.

    Khai luoc lich su va dac diem chu trien

    Thuyết văn giải tự của Hứa Thận - Ba Cổ Các tàng bản

    2. Đặc điểm của chữ tiểu triện

    So với chữ Đại Triện thì Tiểu Triện có ưu điểm tề chỉnh, đều đặn, định hình đơn giản, cụ thể hơn. Các đặc điểm biểu hiện được năm sự biến hóa như sau:

    • Thư tả tuyến điệu hóa (nét chữ có tuyến điệu nhịp nhàng).
    • Vãn tự phù hiệu hóa (chữ viết có tính phù hiệu thống nhất).
    • Thiên bàng xác định hóa (định rõ bộ thủ).
    • Kết cấu giản khiết hóa (kết cấu giản mà thanh).
    • Ngoại hình trường phương hóa (thống nhất ngoại viên của chữ theo hình chữ nhật đứng).

    Tiểu Triện sử bút pháp “giấu đầu giữ đuôi”, thô hay tinh đều có chủ ý. Trong sự uyển chuyển quanh co có vẻ cương kiện sắc sảo. Người xưa đánh giá là “Uyển nhi dũ kính Thông nhi dũ tiết” càng    uyển chuyển càng mạnh, liền lạc mà nhìn như có đốt.

    Nguồn: Thư pháp chữ Hán - Lý thuyết và thực hành. Tác giả: Phạm Hoàng Quân.


    Cũ hơn Mới hơn