Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Thư pháp chữ Hán là môn nghệ thuật đầy tính hình tượng. Qua các tài liệu thư phổ, thư luận của cổ nhân để lại cho thấy họ cũng thường gắn bút pháp với những sự vật, hiện tượng tự nhiên. Điều đó làm cho thư pháp trở lên gần gũi, dễ hiểu và hàm chứa nhiều cảm xúc, ý vị hơn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số hình ảnh minh họa chân thực cho những câu đúc kết của cổ nhân về bút pháp.

    1. 锥画沙 Chùy họa sa

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Cổ nhân có câu “Chùy tử hoạch sa 锥子划沙” (chùy tử - cái dùi, hoạch sa nghĩa là vạch trên cát). Nghĩa đen của câu trên là lấy chiếc dùi vạch lên trên cát. Khi đó đường vạch hằn trên cát tàng phong, hai bên lộ lên đường viền, dấu vết nét vạch nằm ở chính giữa. Hình ảnh của nét vạch trên cát minh họa cho nét “trung phong” trong thư pháp. Vì vậy, câu “Chùy tử họa sa” để biểu thị ý vị đầy đặn, khỏe khoắn, uyển chuyển khi viết nét trung phong.

    Chử Toại Lương thời nhà Đường trong thư luận viết: “Dụng bút đương như chùy tử họa sa 用笔当如锥画沙”. Hoàng Đình Kiên đời nhà Tống nói: “Như chùy họa sa...cái ngôn phong tàng bút trung, ý tại bút tiền 如锥画沙……盖言锋藏笔中,意在笔前” (tức tàng phong và bút ở thế trung phong”. Nhan Chân Khanh trong cuốn thư pháp bút ký “thuật trương trường sử bút pháp thập nhị ý述张长史笔法十二意” ghi lại rằng: “(Lục Nhan Viễn) Ý nhi bất ngộ, hậu y Giang Đảo, ngộ kiến sa bình địa tĩnh, lệnh nhân ý duyệt dục thư. Nãi ngẫu dĩ lợi phong họa nhi thư chi, kỳ kình hiểm chi trạng, minh lợi my hảo. Tự tư nãi ngộ dụng bút như thùy họa sa, sử kỳ tàng phong, họa nãi trầm mặc (陆彦远)思而不悟,后于江岛,遇见沙平地静,令人意悦欲书。乃偶以利锋画而书之,其劲险之状,明利媚好。自兹乃悟用笔如锥画沙,使其藏锋,画乃沉着” (tức Lục Nhãn Viễn bàn đầu chưa ngộ ra điều này, sau này lúc ông ở Giang Đảo nhìn thấy hình ảnh cát bằng, địa tĩnh, trong lòng cảm thấy rụng động nên muốn viết lách. Ông tình cờ lấy một vật sắc nhọn để viết lên cát. Sau khi viết ông thấy chữ trên cát lộ vẻ “kình hiểm” – khỏe khoắn và hiểm hóc, đường nét sắc xảo, đẹp đẽ. Lúc bấy giờ ông ngộ ra rằng dụng bút “như chùy họa sa”, dùng để chỉ tàng phong, nét bút vững chắc).

    2. 万岁枯藤 Vạn tuế khô đằng

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Âu Dương Tuân trong bát quyết viết rằng: “Thụ như vạn tuế chi khô đằng 竖如万岁之枯藤”. Câu trên hình dùng nết thụ trong khải thư giống như cành của cây cổ thụ ngàn năm. Khô ở đây không phải là khô héo, khô khan, thiếu nước, ý ở đây là già khô, khi viết nên giấy tạo cảm giác khỏe khoắn xù xì. Như vậy, nét bút sẽ tạo được cảm giác lão luyện, lực bút lộ vẻ cứng cáp.

    3. 腾凌速进 Đằng lăng tốc tiến 

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Trác 啄 (dùng mỏ để mổ thức ăn hoặc mổ đồ vật), đằng lăng nhi tốc tiến腾凌而速进 (bay áp sát một cách nhanh chóng). Câu trên để hình dung cho nét đoản tà phiết. Trác tức là trác bút (vĩnh tự bát pháp gọi nét đoản phiết là trác). Viết đoản tà phiết cần phải tạo ra thế trác bút giống như chim mổ, thế của nét giống như loài chim bay tới mổ đồ vật một cách nhanh chóng.

    4. 武人屈臂 Võ nhân khuất tí

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Lý Dương Băng (tự Thiếu Ôn) đời nhà đường trong cuốn Hàn Lâm Mật Luận Dụng Bút có viết Khẩu quyết của nét điêu 刁 như sau: “Viên giác kích phong, đãi cân cốt nhi thành, như võ nhân chi khuất tý圆角激锋,待筋骨而成,如武人之屈臂”. Tức khi viết nét hoành trắc câu thì đoạn cua góc phải dụng lực vào lông bút để tạo góc cua tròn. Nét bút tạo được sự cân cốt, khỏe khắn. Hình dung giống như người lực sỹ có đường cong bắp tay tráng kiện.

    5. 如撑上水船 Như xanh thượng thủy thuyền

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Cổ ngữ viết: “Như xanh thượng thủy thuyền, dụng tận khí lực, nhưng tại nguyên xứ如撑上水船,用尽气力,仍在原处” (Tức giống như đang trèo thuyền, phải dùng hết sức lực như đang ở đầu nguồn). Câu trên hình dung hành bút không chỉ có hoãn 缓 (viết chậm) và tật 疾 (viết lướt) mà còn có sự phân biệt giữa tật 疾 (viết lướt) và 滑 hoạt (trơn trượt), đồng thời có sự phân biệt giữa sáp 涩(viết trì sáp) và hoạt滑 (trơn trượt). Thông thường, hoãn (chậm) và hoạt (trơn trượt) dễ thực hiện, còn tật (viết lướt) và sáp (viết trì sáp) không dễ thực hiện. Thường phải trải qua tập luyện mới biết cách sử dụng. Đương nhiên, nếu chỉ thiên về sử dụng ý vị tật hoặc sáp cũng không phải là tốt. Cần có sự kết hợp hài hòa giữa tập, hoãn, sáp, hoạt. 

    6. 折钗股 Chiết châm cổ

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Chiếc châm vốn là vật trang sức dùng để cài tóc của phụ nữ thời xưa. Chiếc châm có tình bền, hình dáng chiếc châm uốn cong được ví như nét bút đầy đặn, mượt mà. Nam Tông Quỳ 南宋姜 trong “thư phổ tục 续书谱” viết: “Chiết thoa cổ giả, dục kỳ vĩ chiết, viên nhi hữu lực 折钗股者,欲其屈折,圆而有力”. Nội dung của câu trên diễn tả một phương pháp dụng bút, khi hành bút chuyển chiêt phải tròn và có lực, hình dung giống như chiếc châm cài đầu bị bẻ cong.

    7. 蝎子尾巴 Hạt tử vĩ ba

    . 折钗股


    Nét thụ loan câu được hình dung giống như đuôi bọ cạp, có thế cong vểnh lên đầy sức mạnh, chiếc càng có thể ra đòn nhanh (xuất câu nhanh), mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, thế của nét câu trong thụ loan câu thường hướng ra ngoài (hướng về phía đối thủ), hay còn gọi là lược câu 掠钩 , ngoại lược câu外略钩, ngoại phách câu外擘钩. Viết nét này xuất câu ổn định phát lực ra ngoài, sử dụng hết bút thế. Có ý vị vừa nhanh lại vừa chậm (nhịp nhàng, ổn định), vừa có cảm giác về tiết tấu, vừa có cảm giác về nhịp điệu.

    8. 长空初月 Trường không sơ nguyệt


    Âu Dương Tuân Khải Thư Tam Thập Lục Pháp欧阳询楷书三十六法 viết: “Ngoạ câu. Dĩ trường không chi sơ nguyệt卧钩。似长空之初月”. Qua “chữ tâm 心” ở hình minh họa trên có thể dễ dàng nhận ra chỉnh thể chữ tâm có dạng cong hình vòng cung. Nó được ví như đường cong của ánh trăng. Hình dáng đó khiến cho chữ trở lên mỹ lệ biết bao. Ngoài ra, ở đây còn nhấn mạnh sự biến hóa của hành bút và khởi bút.

    9. 钩如踢 Câu như thích

    . 折钗股


    “Câu như thích, thê túc nhi lực bão, tấn tiệp nhi hữu lực钩如踢,势足而力饱,迅捷而有力. Nét câu giống như hình dáng chân một người đang đá lên đầy sức mạnh, vừa có tốc độ lại vừa có lực.
    “撇”像断犀象之角。

    10. 犀象之角 Tê tượng chi giác


    Phiết tượng đoạn tê tượng chi giác “撇”像断犀象之角. Nét phiết được hình dung như ngà voi.

    11. 笔势如梳头 Bút thế như sơ đầu

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Nét trường phiết 长撇có bút thế giống như người trải đầu, có lực và thuận thế.

    12. Thiên lý trận vân

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Vệ Phu Nhân nói với Vương Hi Chi rằng: “Hoành như thiên lý trận vân, ẩn ẩn nhiên kỳ thực hữu hình隐隐然然其实有形” (tức nét hoành giống như áng mây, thoát ẩn thoát hiện nhưng kỳ thực lại có hình dáng cụ thể). Câu trên là để hình dung nét hoành. Hàm ý là những áng mây thì luôn vận động không ngừng trong không trung. Chữ "ẩn" trong câu trên hiểu theo nghĩa đen là ẩn náu, không lộ ra, hiểu theo nghĩa bóng là sự bí hiểm, bí ẩn. Theo cách tạo câu của cổ nhân thì ẩn ẩn nhiên nhiên 隐隐然然 ở đây dùng để giải thích một trạng thái nội hàm. Như vậy, nét hoành cũng giống như áng mây nội hàm, ẩn náu nhưng lại biến hóa khôn lường, trăm hình vạn trạng khác nhau.

    13. Cao phong trụy thạch 高峰坠石

    Thư pháp - Một số đúc kết của cổ nhân về bút pháp


    Điểm như cao phong trụy thạch, khái khái nhiên thực như băng dã‘’点" 如高峰坠石,磕磕然实如崩也

    Điểm, có tên gọi là trắc (vĩnh tự bát pháp), sở dĩ gọi là trắc là để hình dung thế của nét, nhìn trước ngó sau, nghiêng nhưng phải đơn thuần là nghiêng đều. Viết nét điểm hay ở chỗ có sự biến hóa, lại càng hay ở cái thế của nét, trông bên nọ ngó bên kia một cách hữu tình, độ nghiêng hợp lý, hài hòa. Câu trên hình dung nét điểm như tảng đá có thế đứng chênh vênh, nặng trịch như sắp rơi từ đỉnh núi xuống.

    Nguồn: Thư pháp dụng phẩm (sưu tầm)


    Cũ hơn Mới hơn