Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    MỘT SÓ ĐIỀU CHÚ Ý
    KHI LÂM TẬP “HUYỀN BÍ THÁP BI” CỦA LIỄU CÔNG QUYỀN

    Tài liệu tham khảo
    Nguồn từ bạn: Nguyệt Hiên chủ

    Xuân Như dịch và tổng hợp
    03/07/2012

    Liễu có nhiều phạm bản khải thư cho người mới bắt đầu và học theo, trong đó cơ bản và mô phạm hơn cả có Huyền Bí Tháp Bi với nhiều đặc trưng của Liễu thể. Ở đây giới thiệu tổng hợp một số đặc trưng cần và nên lưu ý khi lâm tập để có được hiệu quả tốt hơn, cũng như nâng cao năng lực đánh giá nhận biết người viết chữ Liễu có nắm được cốt yếu trong chữ Liễu hay không.
    Liễu Công Quyền tuy rằng tiếp thu rất nhiều từ chữ của Nhan Chân Khanh, nhưng thực tế, Liễu là người đã làm chữ của Nhan phong phú thêm lên rất nhiều từ chính những khác biệt mà tưởng như vốn rất tương đồng.
    I. BÚT PHÁP
    1. Nét hoành:
    Đoản hoành trong chữ Liễu đặc trưng là khá thô, khi lâm tập cần chú ý dùng lực nhấn hợp lý khi đi bút.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Một số nét đoản hoành đôi khi Liễu cố ý viết nghiêng, điều này nhằm làm đa dạng sự biến hóa trong các nét hoành của Liễu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Một đặc trưng khác nữa trong nét đoản hoành của Liễu, đó là trọng tâm thấp, hai đầu hơi chếch lên, cuối nét đề bút nhô hẳn lên làm cho nét có cảm giác góc cạnh, chữ trầm mà mạnh mẽ.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Trường hoành trong chữ Liễu thường thanh nhưng rất có lực, đề án thường chậm, kết vĩ nhanh mạnh hơn, dụng lực không giống nhau, cần chú ý quan sát và phân biệt kỹ.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    2. Nét thụ:

    Thời Đường dùng nhiều ngạnh hào, Liễu không giống Nhan viết nét thụ có ý viết thô đậm, Liễu thụ nhiều khi thanh mảnh hơn hoành, kỹ pháp viết huyền trâm và thùy lộ cơ bản giống Nhan song hơi mảnh hơn.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Thụ trong Liễu khải nhập bút hướng phải rồi mới hướng xuống dưới hành bút nên có góc độ và sự chuyển chiết ngay trong sự khởi bút. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản trong phép viết khải của Liễu mà ta sẽ gặp lại ở khởi bút của nhiều nét khác.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    3. Nét phiết

    Đoản phiết của Liễu biến hóa thô tế không nhiều, trực phiết chú ý đề bút xuất phong, nhập bút nhiều khi giống phép viết nét thụ.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Loan phiết độ cong tự nhiên, hầu hết không có sự chuyển hướng bút, gấp hay chiết.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Loan phiết đôi chỗ thu bút xuất phong thành câu hoặc thu bút hồi phong không thành câu nhưng có ý như nét câu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Một đặc trưng khi viết nét phiết của Liễu khi kết hợp với nét thụ là đầu nét phiết thường đè lên nét thụ. Thường thấy khi viết các bộ Mộc và Tài gẩy.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Giống như phép khởi bút trong nét thụ, nhập bút hướng phải, phương chuyển rồi mới hướng xuống dưới và tiếp tục hành bút sang trái. Góc ngiêng trung bình của nét phiết thưởng ở khoảng 40° - 45°.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Bộ “Sam" trong Huyền Bí Tháp Bi của Liễu lại thường hay viết thành đoản phiết điểm.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    4. Nét nại
    Đoản trực nại trong chữ của Liễu thường khá ngắn nên khởi bút đã thô, đi bút trì độ, có lực, chú ý kỹ cách xuất phong khá giống Nhan.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Trực nại trong chữ của Liễu phép viết nguyên học từ Ngụy Bi, nên tham cứu thêm phép viết nại của Ngụy Bi để chuẩn hóa dần phép viết nại của Liễu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Độ cong khi kết thúc nét trực nại của Liễu cũng phôi thai từ chữ của Nhan, khởi bút đã thô, hành bút đến 1/3 hoặc nửa nét thì gia lực đều, thêm thô. Chú ý khi xuất phong.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Riêng đối với nét hoành nại, Cơ bản phép viết cũng học từ Nhan với phép nhất ba tam chiết, chú ý khi nghịch khởi bút, trắc thiết chuyển trung phong, hành bút thô trì, kết bút xuất phong ngang sang phải.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    5. Nét câu
    Với nét thụ câu, do dùng ngạnh hào nên chỗ xuất câu bật hồi lại mà thành xuất hiện khuyết khẩu, khá giống với thụ câu của chữ Nhan.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Giống như nét thụ, nét thụ câu của Liễu không ít chữ viết mảnh hơn nét hoành và nét câu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Có những lúc, nét thụ câu có độ cong hướng ngoại nhất định.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Nét hoành chiết câu có hai loại: Cong hướng vào trong và cong hướng ra ngoài.
    Cong hướng vào trong càm giác nội liễm. Đây cũng là một trong những đặc trưng đễ nhận dạng chữ Liễu hay ảnh hưởng của Liễu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Cong hướng ngoại mang cám giác ngoại thác, giống như cảm giác vói chữ Nhan, nét chữ bị đẩy ra ngoài, bao lấy phần trước.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Nét ngọa câu thông thường không cường điệu khuyết khấu, dụng bút chậm rãi chắc chắn, xuất câu không đề án mạnh.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Với nét thụ loan câu, Liễu khởi bút thẳng và mạnh mẽ, hành bút phần thụ tự nhiên, phần chuyển bút rõ ràng, thô hơn, đi bút hướng ngang phải, không trọng khuyết khẩu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Có khi khởi bút thô, hành bút thanh, độ cong tròn đều, đầy đặn. Khi lâm tập chú ý đến độ chuyển hướng viên nhuận.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Đôi khi Liễu viết khá mảnh nhưng có độ nẩy rất rõ, đề bút rõ ràng, hành bút chậm chắc, có thể xuất câu khuyết khẩu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Một số chữ, một số bộ phận Liễu lại không xuất câu, mang đến cảm giác ốn trọng.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Và loan câu cũng có chỗ không xuất câu.

    Một số điều chú ý khi lâm tập Huyền Bí Tháp Bi của Liễu Công Quyền

    Giống như thụ câu, nét tà câu của Liễu gầy mảnh nhưng mạnh mẽ và có lực. Khi xuất câu có hai loại là hướng thượng và hướng hữu.

    Cũng có khi xuất câu bật nẩy ra nên cũng hình thành khuyết khẩu, chữ thêm biến hóa.

    Bối phao câu khi viết chú ý đến độ cong tròn viên nhuận tự nhiên, vai có phương chuyển, viên chuyển rõ ràng cần phân biệt. Kết thúc xuất câu có khi khuyết khẩu hoặc không.

    Xuất câu trong bộ mái nhà đôi khi không nhọn mà là trắc phong thiết bút bình thu.


    Nhưng thông thường là hồi phong xuất câu tạo thành khuyết khẩu, kỹ pháp tương tự Nhan.


    Trong chữ Liễu còn có nét hành chiết câu phần dưới kéo dài trong khuôn vuông nhưng không xuất câu ra ngoài, chỉ hơi chút ý, kết nét rất hàm súc.

    Và đôi khi tà câu cũng không xuất câu như thế.

    6. Nét đề

    Có khi Liễu trực tiếp thiết bút xuất phong khi viết nét đề.

     Cũng có khi khởi lại bút rồi mới xuất phong như nét câu, nét thêm hậu trọng.


     7. Nét điểm
    Đoản điểm có đoản viên điêm, nét bút tròn đầy đặn 

    Và có khi mang góc cạnh rất rõ ràng. Đây chính là tứ giác điếm, đặc trưng nhận dạng rất rõ cùa chữ Liễu, cảm giác dương cương mạnh mẽ, cá tính.

    Có loại điểm không xuất phong, thu bút viên nhuận.

    Và có loại xuất phong trông các bổi hướng điểm.

    Thụ điểm ngay thắng, mạnh mẽ có lực mà hàm súc.

    Đôi khi, trong một số chữ với kết cấu đặc thù thì Liễu lại biến đoản điểm thành đoản hoành điểm, viết như đoản hoành. Tuy nhiên không lạm dụng mà viết loạn được.

    Liễu viết trường điểm lại không giống Nhan đầy đặn mà mảnh hơn, nhưng vẫn rất mạnh mẽ có lực, phép viết như nét phản nại mảnh. Thu bút chậm mà hàm súc.

    Và nét trường điểm có điểm khá thú vị là đôi chỗ thu bút có động tác án, đốn bút hướng xuống rất rõ ràng, cảm giác phá cách nhưng hậu trọng.

    II. KẾT CẤU

    Về mặt kết cấu, nếu so sánh với chữ Nhan, chữ Liễu cũng có những đặc trưng như khuôn hình chữ kéo dài hình chữ nhật đứng thẳng là chính, gian giá nét tinh tế, bố bạch đắc nghi.

    1. Kết cấu chữ dài mà cao

    2. Khi phần trên mở

    Với những chữ phần trên có xu hướng mở, thì dưới sẽ rất chặt chẽ và Liễu thường dung các nét thô, mạnh, dứt khoát, mang đến cảm giác cổ chuyết cho chữ.


    3. Trung cung sẽ gọn mà chặt

    Đặc biệt với những chữ cấu kết bởi nhiều bộ phần hoặc nhiều thành tố thì Liễu xử lý trung cung rất gọn gàng chặt chẽ, kết cấu chữ cẩn mật, không bị loãng.


    III. KẾT

    Liễu Công Quyền chủ yếu tuy học Nhan, nhưng học rất tinh, học có kế thứa và phát triển với những đặc trung riêng, khác hẳn mà Nhan không có. Điều đó cho thấy, Nhan và Liễu có vẻ như cùng một dòng nhưng khi thỂ hiện lại mang đến những hiệu quả, những cảm giác khác biệt về con chữ, về tinh thần, và phong cách. Chả thế mà người xưa đã gọi là “Nhan cân - Liễu cốt”.

    Với người mới học Liễu, nếu đã từng lâm tập theo Nhan thì cũng có thề coi như đi được 1/3 quãng đường theo Liễu khải. Chưa từng xem và học theo Nhan thì sẽ khó hơn đôi chút. Nhưng nếu biết phân tích và so sánh được những điểm giống và khác nhau trong chừ của hai nhà thì sẽ thấy thú vị, nắm bắt được rất nhanh mà cành tinh thấu được thư phong của cả hai. Riêng đối với Liều khải, nếu không nắm bắt được đặc trưng và sự khác biệt, thì việc cầu học đến chồ tinh trí sẽ là rất xa vời.

    Hà Nội, July 17, 2012

    Xuân Như dịch và tổng hợp

    Thư Pháp Dụng Phẩm sưu tầm


    Cũ hơn Mới hơn