Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Tìm hiểu về giấy dó và địa chỉ bán giấy dó uy tín

Đăng bởi Thư Pháp Dụng Phẩm ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Nghề làm giấy xưa đã đi vào ca dao của người Việt như một niềm tự hào, một nét tinh hoa.

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

    Với người xưa, tiếng nện chày giã giấy dó đã trở nên quen thuộc. Bởi nghề làm giấy dó của người Việt có truyền thống khá lâu đời, và vẫn được lưu truyền cho tới tận ngày nay. Thế nhưng với các bạn trẻ, nếu không thật sự có niềm đam mê với giấy, có lẽ cũng sẽ ít biết về một nghề đáng trân quý này.

    GIẤY DÓ LÀ GÌ?

    Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.

    Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó

    ĐẶC TÍNH CỦA GIẤY DÓ

    Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát.

    Sở dĩ giấy dó xốp, nhẹ là do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và công nghệ sản xuất giấy dó quy định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti liên kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp.

    Dụng cụ sản xuất và công đoạn tạo ra 1 lớp giấy dó

    Giấy dó được nhắc đến nhiều, nhưng rất nhiều người lại không biết đến cây dó giấy - nguyên liệu chủ yếu tạo ra sản phẩm giấy dó. Để tìm hiểu về loại giấy dó cũng như nguyên liệu của loại giấy này cần phải ‘mắt thấy, tai nghe, tay làm’ mới cảm thụ được hết sự tinh tế mà người lao động tạo ra. Cây dó giấy ngày càng trở nên quý, hiếm hơn. Vì vậy, loại giấy dó cũng không còn phổ biến như trước kia nữa.

    PHÂN LOẠI GIẤY DÓ

    1. Về chất liệu: Có 2 loại là giấy dó pha và giấy dó nguyên chất
    - Giấy dó pha: Sử dụng vỏ cây dó để sản xuất và có pha thêm chất độn như rơm rạ.
    - Giấy dó nguyên chất: Sử dụng vỏ cây dó để sản xuất và không thêm các chất liệu pha độn khác.

    Phân biệt chất liệu giấy dó

    2. Về đặc điểm:
    Giấy dó pha và nguyên chất có chất lượng hơn kém nhau một chút. Quý khách có thể dựa vào 1 số đặc điểm dưới đây để lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng:
    - Giấy dó pha: Dày dặn, cứng cáp hơn giấy dó nguyên chất, bề mặt thô nì hơn giấy dó nguyên chất.
    - Giấy dó nguyên: Chất mỏng hơn giấy dó pha, bề bông mịn hơn.

    Địa điểm bán giấy dó uy tín

    3. Về độ dày: 
    - Giấy dó bóc 2 là lúc sản xuất chập 2 lớp dó mỏng thành 1 tờ, bóc 4 là chập 4 lớp dó mỏng thành 1 tờ.
    - Cùng là bóc 2 hoặc bóc 4 nhưng giấy dó nguyên chất lại mỏng hơn giấy dó pha một chút, đổi lại giấy nguyên chất lại dai, bền, mịn hơn.

    QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY DÓ

    Nếu không phải là những người làm nghề sản xuất giấy dó hay những người có sở thích đam mê với các loại giấy viết, ít ai biết đến quy trình để sản xuất ra những trang giấy dó mỏng nhẹ nhưng lại có độ dẻo dai bất ngờ.

    Vỏ cây dó được bào từng sợi

    Để sản xuất ra những trang giấy dó không hề đơn giản chút nào. Với nghề sản xuất giấy dó, người thợ phải thật sự khéo tay, kiên trì bền bỉ, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước.

    Vỏ cây dó ngâm trong nước vôi 3 tháng

    Tiếp đến giã nhuyễn (đem xay nhuyễn bằng máy) vỏ cây dó

    Nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất giấy dó ở Việt Nam cho thấy, về cơ bản, giấy dó sản xuất thủ công, không có tác động hoá chất tạo axít trong giấy. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, sau đó được nấu cách thủy khoảng 3 ngày 2 đêm cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của vỏ cây được nấu chín nhừ hoặc thấy phần thịt của vỏ cây dó trong lại.

    Người thợ sản xuất giấy dó dùng 'liềm seo'. Thợ seo chao đi chao lại trong bể bột dó, lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, bóc, can, phơi (sấy), lột giấy.

    Tiếp đến dùng dao nhỏ bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày cho đến khi thành một dạng bột nhuyễn rồi cho bột dó vào một cái rá to có đường kính một mét được đan bằng tre để đãi sạch nước vôi, gọi là "đãi bìa", ngày nay công nghệ hiện đại có thể xay bằng máy. Dùng chất nhầy từ cây mò (chi Clerodendrum) tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "nhớt gỗ" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy.

    Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" - liềm là một mành nứa hoặc giang chẻ nhỏ như sợi tăm rồi dùng sợi tơ xe lại mua ở làng Triều Khúc về đan lại - công đoạn đan liềm này do các thợ thủ công ở làng Cáo Đỉnh đảm nhận. Thợ seo chao đi chao lại trong bể bột dó, lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, bóc, can, phơi (sấy), lột giấy. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xố, nên giấy rất nhẹ. Các công cụ sản xuất hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axít dẫn đến tuổi thọ cao. Một số tài liệu cho rằng giấy dó có độ tuổi thọ tới 500 năm.

    Công đoạn ép giấy dó cũng khá thủ công, tỉ mỉ.

    Có thể thấy để sản xuất ra giấy dó, người làm nghề phải thật sự có tâm với nghề, phải thật am hiểu về quy trình sản xuất giấy, cần tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết nhỏ, vì chỉ cần sai sót một bước là không thể sản xuất ra loại giấy xốp nhẹ, dẻo dai, tuổi thọ cao, ứng dụng rộng này được.

    Giấy dó là nguyên liệu để sản xuất giấy điệp làm tranh đông Hồ

    ỨNG DỤNG CỦA GIẤY DÓ

    Đã là giấy thì ứng dụng thiết thực nhất là để in sách, viết chữ. Vì thế, cũng như các loại giấy khác, giấy dó cũng đáp ứng được đầy đủ các chức năng đó, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực in sách cũng như để viết chữ. Tuy nhiên, đối với giấy dó, ứng dụng của loại giấy này lại lớn vô cùng so với những loại giấy khác.

    ung-dung-cua-giay-do

    Từ những trang giấy dó mỏng dai, nhẹ xốp...

    Từ việc in sách, ghi chép ( thích hợp với sử dụng bút lông), giấy dó còn được ứng dụng đặc biệt trong lĩnh vực vẽ tranh dân gian, làm đồ chơi trung thu, làm vàng mã, làm quạt, bao bì, giấy chống ẩm, sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, làm màng loa máy thu thanh, mỹ nghệ...

    ung-dung-giay-do-trong-ve-tranh

    ...Dưới bàn tay người nghệ sĩ, trở thành tác phẩm nghệ thuật tranh Đông Hồ

    Giấy dó được sử dụng trong nghệ thuật tranh Đông Hồ, ứng dụng này các loại giấy khác không thể có được. Cụ thể, giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.

    Có thể thấy, những trang giấy dó mỏng manh, nhẹ xốp mà dẻo dai đến lạ kỳ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, vượt trội hơn nhiều so với những loại giấy thông thường khác. Cũng vì thế mà những người làm nghề mới tâm huyết kỳ công để tạo ra những trang giấy dó thủ công bền lạ đến vậy.

    ĐỊA CHỈ BÁN GIẤY DÓ UY TÍN

    Thư Pháp Dụng Phẩm chuyên cung cấp các loại giấy dó sản xuất thủ công theo phương pháp truyền thống, đảm bảo chất lượng. Shop có bán sỉ, lẻ nhiều loại giấy dó với giá thành hợp lý. 

    THAM KHẢO BẢNG GIÁ, MUA SỈ LẺ GIẤY DÓ: TẠI ĐÂY

    Thư Pháp Dụng Phẩm

    Mã: VCKKT


    Cũ hơn Mới hơn