MỤC LỤC [Ẩn]
Thư pháp Việt Nam là một bộ môn nghệ thuật sinh sau đẻ muộn, mang tính kế thừa. Do quá trình lịch sử bị đô hộ hơn 1000 năm bởi Trung Hoa. Chữ Hán cũng như nghệ thuật thư pháp đã du nhập vào trong nước và trở thành một nếp văn hoá không thể thiếu của người dân Việt. Do không muốn bị Trung Hoa đô hộ mãi về chính trị, văn hóa...Nên ông cha ta đã nghĩ ra cách thêm nét vào những chữ Hán có sẵn để tạo ra một lổi chữ riêng cho dân tộc được gọi là chữ Nôm (ra đời sau thế kỉ thứ 10).
Vì thế một thời thư pháp của Việt Nam là thư pháp Hán Nôm cũng sử dụng bút lông và mực xạ làm công cụ chủ đạo. Nghệ thuật này đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng mặc dù đã bị lu mờ. Lý do chừ Hán vốn đã khó học, nay lại thêm nét vào chữ Hán để tạo ra chữ Nôm, vì thế chữ Nôm lại càng khó học hơn. Chữ Nôm ít được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, chỉ những giới trí thức, quan lại may ra mới sử dụng được.
Chữ quốc ngữ ra đời như thế nào?
Đến thế kỉ thứ 17, với mục đích du nhập đạo Thiên chúa vào Việt Nam, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cộng thêm sự giúp đỡ của các giáo sĩ người Việt đã Latinh hóa chữ viết để dễ dàng truyền giáo.
Linh Mục Alexandre de Rhodes
Năm 1624, một linh mục người Pháp tên Alexandre Rhodes cho xuất bản cuốn tự điển Việt Bồ La, cuốn tự điển này dùng các mẫu tự Latinh (A,B,C...) và cộng thêm một số dấu để viết tiếng Việt. Đến năm 1773 một linh mục người Pháp khác tên Pigneau de Béhain bổ sung cuốn tự điển đối chiếu Hoa Việt La. Sau đó mãi đen năm 1832 mới được hoàn thiện bởi giám mục Tabert cùng một số người Việt khác. Lối viết này được phổ biến rộng rãi và đã trở thành chữ Quốc ngữ đến ngày hôm nay.
Thư pháp chữ quốc ngữ
Sau một thời gian vắng bóng những ông đồ cho chữ, có thế vì lý do khách quan là chiến tranh và đất nước vẫn chưa ổn định về mặt chính trị và kinh tế, chữ viết lại hoàn toàn thay đổi. Nhưng ngày nay một lối viết chữ thư pháp khác cũng sử dụng bút lông và mực xạ làm phương tiện chủ đạo nhưng lại thể hiện chữ quốc ngữ với các mẫu tự Latinh ra đời trở thành nghệ thuật thư pháp đương đại của Việt Nam. Mang tỉnh kế thừa và phát huy những tinh hoa từ nền thư pháp Hán Nôm của dân tộc.
Nguồn: Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành. Tác giả: Đăng học