Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Tuyển tập câu đối Âu Dương Tuân, càng ngắm càng thấy đẹp

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Nghệ thuật thư pháp có đặc trưng khác với những môn nghệ thuật khác là vô cùng xem trọng việc lâm mô. Đây là con đường bắt buộc mà người học phải trải qua. Từ xưa tới nay, các thư pháp gia đã đạt được thành tựu đều phải thông qua lâm mô tập tự. Thông qua lâm mô người học sẽ cảm nhận và lĩnh hội những điều huyền bí trong mỗi phong cách chữ. Nghệ thuật thư pháp luôn đòi hỏi sự sáng tạo và thăng hoa trong cảm xúc. Lâm mô và sáng tạo tác phẩm mối liên hệ mật thiết, qua đó người học thể hội được những kiến thức, sự huyền bí của thư pháp.

    Việc tuyển chọn chữ trong bia thiếp cổ rồi sau đó ghép thành một tác phẩm là cầu nối cho quá trình phát triển từ lâm mô đi đến sáng tác. Đây được xem là phương pháp "nửa lâm mô, nửa sáng tác". Biên tập chữ mẫu trong bia thiếp sẽ giúp người học dễ dàng tiếp cận, phát triển đến giai đoạn sáng tác tác phẩm.

    tuyển tập câu đối âu dương tuân

    學盛謙光綜壹代典成一家言

    Học thịnh khiêm quang tông nhất đại điển thành nhất gia ngôn

    功深品味讀萬卷書行萬里路

    Công thâm phẩm vị độc vạn quyển thư hành vạn lí lộ

    Câu đối phía trên sử dụng hình thức long môn đối 龙门对. Long môn đối là dùng 12 chữ để chữ để viết thành 1 bộ câu đối. Do lượng chữ nhiều nên sẽ mỗi vế sẽ viết thành hai hàng. Nhìn vào tác phẩm sẽ hình dung giống như tự hình của chữ môn “門”. Do đó, người ta gọi chương pháp (hình thức tác phẩm) này là long môn đối.

    Về bên trái của long môn đối viết từ trái qua phải, còn vế bên phải viết từ phải qua trái để tạo sự đối ứng. Nếu như có lạc khoản thì cũng cần viết cho cân đối ở hai bên. Trong tác phẩm trên cần lưu ý vế bên trái chữ "nhất" xuất  hiện 2 lần, tuy nhiên chữ nhất có 2 cách viết là “一” (từ loại là số từ) và “壹” (từ loại là danh từ). Về nguyên tắc 2 chữ này dùng không thông nhau, trong tác phẩm này chữ nhất đầu tiền chọn chữ “壹” là để chương pháp liền mạch và không tạo giảm trùng lặp, nhàm chán cho tác phẩm.

    山如碧玉水如帶
    Sơn như bích ngọc thuỷ như đái
    案有清風筆有神
    Án hữu thanh phong bút hữu thần

    Khi viết câu đối khải thư, ngoài việc chú ý đến kết cấu còn phải chú ý đến chất lượng của đường nét. Các thư pháp gia thường nói đường nét phải viết có cảm giác hậu trọng. Tuy nhiên, hậu trọng không có nghĩa là viết nét to, thô, ngược lại những nét nhỏ sẽ có cảm giác mảnh. Lý giải như trên là sai lầm.

    Nét dày hay nét mảnh là chỉ tương quan giữa nét đó với các nét xung quanh, là cảm giác về nét đó trong tổng thể chữ, tác phẩm. Nét trọng hậu lấy trung phong làm tiền đề (chủ đạo). Có điều viết khải thư không thể dùng trung phong tuyệt đối, cần lấy trung phong làm chủ đạo và bổ sung yếu tố trắc phong và thiên phong. Nét dày và nét mảnh cần kết hợp vận dụng hài hoà.

    Câu đối tuyển tập chữ Âu Dương Tuân

    識大體明是非方為正路

    Thức đại thể minh thi phi phương vi chính lộ

    有真情知好歹堪為可人

    Hữu chân tình tri hảo đãi kham vi khả nhân

    Tác phẩm trên dùng giấy màu cổ, trên giấy có in ô ngoạ đương thời minh thanh, đặc tính của giấy xuyến nghiêng về phần chín. Do đó, để có độ loang thì khi viết nên dùng mực pha thêm 1 chút nước. Câu đối trên sử dụng thể thức câu đối thượng hạ 10 chữ. Ở góc độ thẩm mỹ thì hình thức viết câu đối này khá đơn điệu. Vì vậy, khi viết cần dùng vận vị để điều chỉnh tiết tấu của tác phẩm.

    Ở bức trên, khi viết chú ý sự đan xen cao thấp trong kết cấu, nét phiết, mác, trường hoành kéo dài tự do, cần nhấn mạnh tiết tấu, biến hoá về hình dạng của những nét nhỏ. Đặc biệt, chú ý sự hô ứng giữa các nét. Ở tác phẩm này lạc khoản chỉ có một hàng được chia thành hai đoạn, ấn chương được sử dụng hơi lớn so với chữ, do đó vị trí đóng dấu cách lạc khoản hơi xa 1 chút sẽ tạo hiệu quả tốt hơn.


    微風覺若山前起

    Vi phong giác nhược sơn tiền khởi

    大月是從海上來

    Đại nguyệt thị tòng hải thượng lai

    Bức trên sử dụng hình thức câu đối thượng hạ 7 chữ thường thấy. Khi viết trên giấy này cần chú ý những ô tròn in trên giấy đều giống nhau, do đó cần xem kỹ lượng độ lớn nhỏ, dày lỏng, phồn giản của ô tròn mới tránh được những hạn chế của ô tròn.

    Cần chú ý nắm vững những hình thái biến hoá của nét bút để đạt được sự tự nhiên và hứng thú. Cả tác phẩm trên bút pháp tương đối nghiêm cẩn, trong khi viết cần có ý thức tăng cường lực của nét bút, kết cấu ổn định, kết thể khoẻ khoắn. Đồng thời, chú ý sự biến hoá về phương hướng, góc độ của nét điểm. 03 chữ đầu tiên vế bên trái kết thể đơn giản (ít nét), do đó khi viết lạc khoản đẩy cao lên một chút để bổ sung thiết sót và tạo sự đối ứng với vế phải. Dưới lạc khoản đóng 2 ấn, ấn phía trên gần lạc khoản, ấn phía dưới đặt hơi thấp xuống phía dưới nhằm điều chỉnh sự cân bằng về thị giác.

    臨風每有神來筆

    Lâm phong hải hữu thấn lai bút

    觀海能無惜水心

    Quán hải năng vô tích thuỷ tâm

    Nhìn tổng quan tác phẩm trên, phong cách viết thống nhất, màu chữ tươi sáng trên nền giấy màu vàng nhạt hoạ vân rồng mây. Nhìn vào tác phẩm có cảm giác nhã nhặn, trang trọng.
    Lạc khoản của tác phẩm này viết khá dài bên lề của 2 vế đối thể hiện ý đồ viết của tác giả. Đó là bổ sung và phát triển thêm nội dung của chính văn. Do vị trí chữ cuối cùng của lạc khoản hơi bị thấp, tác giả cố tình chọn một ấn danh chương hình vuông truyền thống để đóng dấu, màu sắc của dấu tạo ra sự đồng điệu với chính văn, không tạo cảm giác bị đóng dấu quá thấp.

    事忘名利心常泰

    Sự vong danh lợi tâm thường thái

    人得風流養精神

    Nhân đắc phong lưu dưỡng tinh thần

    Phong cách sáng tác và chọn màu sắc giấy xuyến có sự liên quan nhất định. Đây là vấn đề rất nhiều người mới học thư pháp xem nhẹ. 

    Tác phẩm trên đây sử dụng màu xanh trầm ổn, trên giấy rải rác là các vẩy sáp màu vàng kim. Do màu sắc của giấy tương đối đậm, khi viết cần ý thức điều chỉnh sự liên hệ giữa khinh trọng (nặng, nhẹ), đề án (nhấc, ấn), thô tế (thô, mảnh), tôn vẻ đẹp của nhau trong chính văn. Từ đó tạo ra ý vị linh hoạt và tự nhiên của chữ viết.

    Sau khi viết xong chính văn và quan sát kỹ tác giả phát hiện màu sắc của giấy xuyến có cảm giác làm tăng lên sự nặng nề của tác phẩm. Do đó, tác giả đã dùng thể chữ hành thảo để viết lạc khoản. Trong đó vế lạc khoản bên trái viết ngắn, bên phải viết dài để tạo ra hởi thở trong tác phẩm. Sau khi viết lạc khoản, tác phẩm trở lên có sức sống và hài hoà hơn.

    Thư pháp dụng phẩm dịch

    Nguồn: 书法思考 - 微信公众平台 (Thư pháp tư khảo - Diễn đàn cộng đồng weixin)


    Cũ hơn Mới hơn