Giỏ hàng
Facebook Instagram Youtube Twitter

Thư pháp Hán - 36 Pháp của Âu Dương Tuân về kết cấu - Phần 1

Đăng bởi Nguyễn Chí Việt ngày bình luận

MỤC LỤC [Ẩn]

    Trong thư pháp kết cấu là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên vẻ đẹp của chữ. Âu Dương Tuân được xem là bậc thầy về kết cấu thể chữ Khải Thư. Kết cấu Âu thể được đánh giá là rất hiểm, có đặc thù rất riêng so với những chữ của danh gia khác. Tuy nhiên, các thư pháp gia đều xây dựng kết cấu chữ của mình trên một số nguyên tắc chung nhất định. Ví dụ như nguyên tắc bài điệp là nguyên tắc phổ biến. Trong cuộc đời mình, Âu Dương Tuân đã xây dựng 36 pháp về kết cấu. Đây được xem là những pháp cơ bản hình thành kết cấu Âu thể mà ai lâm tập, học theo cũng cần nắm bắt được.

    1. Pháp thứ nhất: Bài điệp 排叠

    原文:字欲其排疊疏密停勻,不可或闊或狹,《八訣》所謂“分間佈白”,又曰“調勻點畫”是也。高宗《書法》所謂“堆垛”亦是也

    Nguyên văn: Tự dục kỳ bài điệp sơ mật đình quân, bất khả hoặc khoát hoặc hiệp, 《 bát quyết 》 sở vị "phân gian bố bạch", hựu viết "Điều quân điểm họa" thị dã. Cao tông 《 thư pháp 》 sở vị "đôi đóa" diệc thị dã.

    Luận nghĩa: Bài điệp chỉ khi viết chữ cần căn cứ vào hình dạng của chữ để điều tiết sự to nhỏ, dài ngắn, sơ mật (lỏng dày) của đường nét. Tức là làm sao để các nét được phân bố hợp lý, kết cấu phải được sắp xếp thỏa đáng, bố cục sơ mật đều đặn, hình dạng của chữ hẹp hay rộng hợp lý. Trong bát quyết của Âu có viết “Phân gian bố bạch” và “điềm quân điểm họa” cũng là nói đến chỗ này. Tống Cao Tông trong thư pháp luận viết “đối đóa” (chồng đống, chồng chất) cũng là nói đến ý này.

    thu phap chu han 36 phap au duong tuan

    Trong chữ trên các nét hoành được sắp xếp có khoảng cách tương đối đều nhau.

    2. Pháp thứ hai: Tị tựu 避就

    原文:避密就疏,避險就易,避遠就近,欲其彼此映帶得宜。又如“廬”字,上一撇既尖,下一撇不當相同,“府”字一筆向下,一筆向左,“逢”字下捺筆拔出,則上必作點,亦避重疊而就簡徑也。

    Nguyên văn: Tị mật tựu sơ, tị hiểm tựu dịch, tị viễn tựu cận, dục kỳ bỉ thử ánh đái đắc nghi. Hựu như "lư" tự, thượng nhất phiết ký tiêm, hạ nhất phiết bất đương tương đồng, "phủ" tự nhất bút hướng hạ, nhất bút hướng tả, "phùng" tự hạ nại bút bạt xuất, tắc thượng tất tác điểm, diệc tị trọng điệp nhi tựu giản kính dã.

    Luận nghĩa: Tị 避được hiểu là tránh, né tránh; Tựu 就 được hiểu là nghênh, nghinh đón. Tị và tựu được đề cập ở đây là phương pháp quan trọng để giải quyết vấn đề sơ mật của kết cấu. Cần tránh chỗ dày đặc để tìm chỗ thoáng, tránh chỗ hiểm để tìm chỗ dễ, tránh chỗ xa để tìm chỗ gần. Những điều đối lập trên cần sử dụng hợp lý để làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ví dụ như chữ “庐”nét phiết (nét phấy) thứ nhất thon nhọn, nét phiết thứ hai sẽ viết không giống nét thứ nhất. Chữ “府” nét phiết một nét có hướng xuống dưới, một nét có hướng sang trái. Chữ “逢”nét mác ở dưới (trong bộ có hướng xuất ra ngoài cho nên nét mác ở trên sẽ viết thành nét điểm, làm như vậy vừa tránh sự trùng lặp, tìm đến sự giản hóa hợp lý.

    Chữ Phủ 2 nét phiết có hướng khác nhau

    thu phap chu han

    Chữ Hạ, 2 nét phiết có hướng khác nhau, khi viết kỵ 2 nét song song.

    3. Pháp thứ ba: Đỉnh đái 顶戴

    原文:字之承上者多,惟上重下輕者,頂戴欲其得勢,如“疊、壘、藥、鸞、驚、鷺、髻、聲、 醫”之類, 《八訣》所謂“斜正如人,上稱下載”,又謂“不可頭輕尾重”是也。

    Nguyên văn: Đỉnh đái tự chi thừa thượng giả đa, duy thượng trọng hạ khinh giả, đỉnh đái dục kỳ đắc thế, như "điệp, lũy, dược, loan, kinh, lộ, kế, thanh, y" chi loại, 《bát quyết》 sở vị "tà chính như nhân, thượng xưng hạ tải", hựu vị "Bất khả đầu khinh vĩ trọng" thị dã.

    Luận nghĩa: Đỉnh đái được hình dung giống như hình ảnh người dân tộc thiểu số đội đồ vật lên đầu để di chuyển, hoặc hình ảnh giống như các vị quan thời xưa đội mũ miện (mũ máo). Những chữ có thế đội như trên tương đối nhiều. Đối với những chữ bộ phận nét phía trên nặng, bộ phận nét phía dưới nhẹ như chữ “叠、垒、药、鸾、惊、鹭、髻、声、 医”, khi viết những chữ này cần phải bảo đảm giữ được trọng tâm chữ. Trong bát quyết Âu Dương Tuân viết "Tà chính như nhân, thượng xưng hạ tải" (tức ngay thẳng giống như con người, ở trên đội thì ở dưới gánh, chống đỡ) hay "Bất khả đầu khinh vĩ trọng" cũng là để diễn đạt ý không để diễn đạt ý phải viết sao cho thế chữ thẳng không bị lệch, đồng thời không được để hình dáng đầu nhỏ đuôi to, đầu nhẹ đuôi nặng.

    thu phap chu han au duong tuan 36 phap

    Chữ Loan có bộ phận nét phía trên nhiều, nặng; bộ phận nét phía dưới ít, nhẹ. Thế nghiêng nhưng không đổ.

    thu phap chu han

    Chữ Phụng nét mác và nét phiết mở rộng sang 2 bên, bộ phận nét phía trên nhiều, chiếm diện tích lớn, nét phía dưới ít, trên nặng dưới nhẹ, chữ hơi nghiêng nhưng không đổ, thế chữ động.

    4. Pháp thứ tư: Xuyên sáp 穿插

    原文:字畫交錯者,欲其疏密、長短、大小勻停,如“中、 弗、井、曲、冊、兼、禹、禺、爽、爾、襄、甬、耳、奧、由、垂、車、無、密”之奧, 《八訣》所謂“四面停勻,八邊具備”是也。

    Nguyên văn: Xuyên sáp tự họa giao thác giả, dục kỳ sơ mật, trường đoản, đại tiểu quân đình, như "trung, phất, tỉnh, khúc, sách, kiêm, vũ, ngu, sảng, nhĩ, tương, dũng, nhĩ, áo, do, thùy, xa, vô, mật" chi áo, 《bát quyết》 sở vị"Tứ diện đình quân, bát biên cụ bị" thị dã.

    Luận nghĩa: Xuyên sáp dùng để chỉ những chữ có các nét giao thoa nhau. Khi đó cần dùng pháp xuyên sáp để giải quyết các vấn đề về sơ mật (lòng dày), dài ngắn, to nhỏ. Ví dụ các chữ cần xử lý xuyên sáp như: “中、 弗、井、曲、册、兼、禹、禺、爽、尔、襄、甬、耳、奥、由、垂、车、无、密”. Trong bát quyết Âu Dương Tuân viết "Tứ diện đình quân, bát biên cụ bị" (tức bốn phía đều nhau, tám hướng đầy đặn) cũng là để diễn đạt ý cho sự xuyên sáp.

    Thu phap chu han au duong tuan 36 phap

    Trong chữ phất 2 nét thụ xuyên sáp với các nét hoành. Khoảng cách 2 nét thụ đều nhau. Các khoảng không gian được phân bố đều đặn.

    5. Pháp thứ năm: Hướng bối 向背

    原文:向背字有相向者,有相背者,各有體勢,不可蓋錯。相向如“非、卯、好、知、和”之類是也,相背如“北、兆、肥、根”之類是也。

    Nguyên văn: Hướng bối tự hữu tương hướng giả, hữu tương bối giả, các hữu thể thế, bất khả cái thác. Tương hướng như "phi, mão, hảo, tri, hòa" chi loại thị dã, tương bối như "bắc, triệu, phì, căn" chi loại thị dã.

    Luận nghĩa: Hướng bối (hay còn gọi là bối hướng) được hiểu là tương hướng 相向  và tương bối 相背. Tương hướng là những chữ có 2 bộ phận mặt đối nhau. Tương bối là những chữ có 2 bộ phận lưng đối nhau (tựa lưng, đối lưng với nhau). Các chữ có tính hướng bối thì cần xác định rõ là tương hướng hay tương bối, bởi tương hướng và tương bối có thế khác nhau. Không đảo lộn giữa tương hướng và tương bối. Những chữ có tính tương hướng (mặt đối nhau) như: 非、卯、好、知、和. Những chữ có tính tương bối (lưng đối nhau) như: “北、兆、肥、根”.

    thu phap chu han au duong tuan 36 phap

    Chữ Phi có tính tương hướng, mặt đối nhau.

    thu phap chu han

    Chữ Bắc có tính tương bối, lưng đối nhau.

    6. Pháp thứ sáu: Thiên trắc 偏侧

    原文:偏側字之正者固多,若有偏側、欹斜,亦當隨其字勢結體。偏向右者,如“心"、“戈"、“衣"、“幾"之類;向左者,如“夕"、“朋"、“乃"、“勿"、“少"、“厷"之類;正如偏者,如“亥"、“女"、“丈"、“父"、“互"、“不"之類。字法所謂偏者正之,正者偏之,又其妙也。 《八訣》又謂勿令偏側,亦是也

    Nguyên văn: Thiên trắc tự chi chính giả cố đa, nhược hữu thiên trắc, y tà, diệc đương tùy kỳ tự thế kết thể. Thiên hướng hữu giả, như "Tâm", "Qua", "Y", "Ki" Chi loại; hướng tả giả, như "Tịch", "Bằng", "Nãi", "Vật", "Thiểu", "厷"Chi loại; chính như thiên giả, như "Hợi", "Nữ", "Trượng", "Phụ", "Hỗ", "Bất" chi loại. Tự pháp sở vị thiên giả chính chi, chính giả thiên chi, hựu kỳ diệu dã. 《bát quyết》 hựu vị vật lệnh thiên trắc, diệc thị dã.

    Luận nghĩa: Chữ thường có thế thẳng, tuy nhiên vẫn có chữ có thế nghiêng. Đối với chữ có thế nghiêng thì thế của chữ tùy thuộc vào kết tự (các bộ phận cấu thành chữ). Những chữ có thế lệch sang phải thường thấy là “心"、“戈"、“衣"、“幾". Những chữ có thế lệch sang trái thường thấy là “夕"、“朋"、“乃"、“勿"、“少"、“厷". Những chữ có thế thẳng nhưng thoạt nhìn lại giống nghiêng như: “亥"、“女"、“丈"、“父"、“互"、“不". Pháp của chữ trong nghiêng có thẳng, trong thẳng có nghiêng, vô cùng ảo diệu. Khi viết ngoài việc đảm bảo sự cân bằng trọng tâm của chữ còn phải thể hiện được thế động của chữ. Thế động làm cho chữ bớt cứng nhắc. Bát quyết viết “vật lệnh thiên trắc” là để diễn đạt ý không được để chữ bị đổ.

    thu phap chu han au duong tuan 36 phap

    Chữ tâm thế chữ lệch sang phải

    thu phap chu han au duong tuan 36 phap

    Chữ tịch thế chữ lệch sang trái

    thu phap chu han

    Chữ Hợi thế chữ trong thẳng có nghiêng.

    7. Pháp thứ bảy: Thiêu ? (Chữ thứ 2 là chữ cổ, không có âm Hán)

    原文:挑¤ <扌窕>:字之形勢,有須挑¤<扌窕>者, 如“戈"、“弋"、“武"、“九"、“氣"之類;又如“獻"、“勵"、“散"、“斷"之字,左邊既多,須得右邊¤<扌窕>之, 如“省"、“炙"之類,上偏者須得下¤<扌窕>之, 使相稱為善。

    Nguyên văn: Thiêu ¤ <thủ điệu>: tự chi hình thế, hữu tu thiêu ¤ < thủ điệu > giả, như: "Qua", "Dặc", "Vũ", "Cửu", "Khí" chi loại; hựu như "Hiến", "Lệ", "Tán", "Đoạn" chi tự, tả biên ký đa, tu đắc hữu biên ¤<thủ điệu> chi, như "tỉnh", "Chích" chi loại, thượng thiên giả tu đắc hạ ¤<thủ điệu> chi, sử tương xưng vi thiện.

    Luận nghĩa: Pháp này được Âu Dương Tuân đặt tên bằng 2 chữ, chữ thứ nhất là thiêu 挑 (nghĩa của chữ này là dài ra) và chữ thứ 2 là chữ cổ được kết hợp giữa bộ tài gảy 扌và chữ Điệu 窕  (nghĩa của chữ này là rộng). Pháp này yêu cầu người viết căn cứ các yếu tố: (1) kết cấu của chữ Hán, (2) sự kéo dài của các nét, (3) sự rộng hẹp của các bộ phận trong chữ để cân bằng trọng tâm của chữ. Thứ nhất, nếu hình dáng chữ nghiêng thì có thể viết một nét kéo dài ra để chữ cân bằng hơn. Ví dụ các chữ “戈"、“弋"、“武"、“九"、“气". Thứ hai, trong chữ nếu một bên nhiều nét (dày đặc) thì bên còn lại viết thoáng rộng một chút để hai bên tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ các chữ “献"、“励"、“散"、“断". Thứ ba, những chữ có kết cấu trên dưới mà bộ phận phía trên nghiêng thì bộ phận phía dưới cần rộng làm cho chữ vững vàng, không bị đổ. Ví dụ như chữ“省"、“炙". Như vậy, pháp này hướng đến sự tương trợ, tương hỗ giữa các bộ phận trong chữ.

    thu phap chu han

    Nét loan câu trong chữ cửu kéo dài để cân bằng trọng tâm chữ.

    thu phap chu han

    Chữ Hiến một bên dày nét, một bên thoáng nét

    thu phap chu han

    Chữ tỉnh, bộ ở thiểu ở trên chênh vênh, nét phiết kéo dài để cân bằng trọng tâm chữ thiểu phía trên. Bộ mục ở dưới vững vàng để chống đỡ. Chữ này được Vương Hi Chi viết với kết cấu rất thú vị.

    8. Pháp thứ tám: Tương nhượng 相让

    原文:字之左右, 或多或少, 须彼此相让, 方为尽善。如“马"旁、“糹"旁、“鸟"旁诸字, 须左边平直, 然后右边可作字,否则妨碍不便。如“羉[上无四]"字, 以中央“言"字上画短, 让两“糹"出; 如“辦"字,其中近下, 让两“辛”出;如“鸥”、“鶠”、“驰"字,两旁俱上狭下阔,亦当相让;如“呜"、“呼”字,“口”在左者,宜近上,“和"、“扣"字, “口”在右者宜近下, 使不防碍,然后为佳,此类严也。

    Nguyên văn: Tự chi tả hữu, hoặc đa hoặc thiểu, tu bỉ thử tương nhượng, phương vi tẫn thiện. Như "Mã" bàng, "糹" bàng, "Điểu" bàng chư tự, tu tả biên bình trực, nhiên hậu hữu biên khả tác tự, phủ tắc phương ngại bất tiện. Như "羉[ thượng vô tứ ]" tự, dĩ trung ương "Ngôn" tự thượng họa đoản, nhượng lưỡng"糹" xuất; như "Bạn" tự, kỳ trung cận hạ, nhượng lưỡng"Tân" xuất; như "Âu", "鶠", "Trì" tự, lưỡng bàng câu thượng hiệp hạ khoát, diệc đương tương nhượng; như "Ô", "Hô" tự, "Khẩu" tại tả giả, nghi cận thượng, "Hòa", "Khấu" tự, "Khẩu" tại hữu giả nghi cận hạ, sử bất phòng ngại, nhiên hậu vi giai, thử loại nghiêm dã.

    Luận nghĩa: Trong những chữ có kết cấu trái phải, thì các bộ phận trái và phải ít nhiều phải nhường nhau. Các bên không gây cản trở, trở ngại cho nhau. Ở đây nói đến sự nhường nhịn giữa các bộ phận của chữ. Các bộ phận chữ cùng chung sống hài hòa. Kết cấu chữ không dày đặc, cũng không lỏng lẻo. Ví dụ các bộ thiên bàng (bộ bên cạnh chữ) như “马"、“糹"、“鸟" thì khi viết ở bên trái phải thẳng, mục đích là để nhường vị trí viết bộ phận bên phải. Nếu viết bộ phận bên trái nghiêng sẽ làm trở ngại về không gian cho bộ phận bên phải. Trong chữ “羉”, bộ 言 đứng ở vị trí trung tâm cần viết ngắn để nhường không gian cho bộ “糹” ở hai bên kéo dài. Trong chữ 辦" thì chữ lực viết sát phía dưới để nhường cho bộ “辛” kéo dài. Trong chữ ” 鸥”、“鶠”、“驰". Hai chữ thiên bàng hai bên đều có hình dạng trên hẹp, dưới rộng nên khi viết phải nhường lẫn nhau. Tiếp tục ví dụ chữ “呼” bộ khẩu ở bên trái phải viết lệch lên trên một chút. Chữ ,“和"、“扣" bộ khẩu ở bên phải viết lùi xuống dưới một chút. Làm như vậy cũng để tránh sự trở ngại lẫn nhau giữa các bộ phận chữ.

    thu phap chu han

    Trong chữ Thị, bộ phận bên trái không vượt quá đường kẻ thẳng, có thể thấy bên trái thu mình còn bên phải phải mở rộng.

    thu phap chu han

    Bộ khẩu trong chữ hòa viết lùi xuống thấp một chút.

    9. Pháp thứ chín: Bổ không 补空

    原文:如“我”、“哉"字, 作點須對左邊實處, 不可與“成"、“戟”、諸“戈', 字同。如“襲”、“闢',、“餐' ,、“贛', 之類,欲其四滿方正也, 如《醴泉銘》“建"字是也。

    Nguyên văn: Như "Ngã", "Tai" tự, tác điểm tu đối tả biên thực xử, bất khả dữ"Thành", "Kích", chư"Qua', tự đồng. Như"Tập", "Ích',, "Xan',, "Cống', chi loại, dục kỳ tứ mãn phương chính dã, như 《 lễ tuyền minh 》"Kiến"Tự thị dã.

    Luận nghĩa: Pháp này chỉ ra cách dùng các nét điểm, nét đoạn phiết để bổ khuyết cho không gian trống, hay nói cách khác là làm cân bằng không gian chữ. Ví dụ chữ “我”、“哉" khi viết nét đoản phiết không được kéo dài xâm phạm vào không gian bộ phận bên trái. Ngược lại, trong chữ “成"、“戟” khi viết nét đoản phiết cần kéo dài hơn để cân bằng không gian chữ. Ví dụ các chữ “袭”、“辟',、“餐',、“赣' cần viết bốn phía sao cho ngay ngắn đầy đặn. Chữ “建" được Âu Dương Tuân viết trong cửu thành cung cũng vậy, phải bố trí sao cho bốn phía ngay ngắn đầy đặn.

    Thu phap chu Han

    Nét điểm, nét đoản phiết được viết hợp lý để bổ khuyết cho không gian trống bên phải chữ.

    Nét điểm bổ khuyết cho không gian bên phải

    thu phap chu han

    Chữ kiến được viết không gian bốn phía vuông vắn, đầy đặn

    10. Pháp thứ mười: Phủ Cái 覆盖

    原文: 如“寶”、“容”之類,點須正,畫須圓明,不宜相著,上長下短。

    Nguyên văn: Như "Bảo", "Dung" chi loại, điểm tu chính, họa tu viên minh, bất nghi tương trứ, thượng trường hạ đoản.

    Luận nghĩa: Phủ Cái là lấy bộ phận phía trên để chụp, ôm lấy bộ phận phía dưới. Ví dụ như chữ “宝”、“容” nét điểm cần viết thẳng, đầy đặn, bộ phận phía trên rộng, phía dưới hẹp. Bộ miên ở phía trên bao chọn lấy bộ phía dưới, trên và dưới dung hòa với nhau. Khi viết cần bảo đảm đối xứng trung tâm của trên và dưới, chữ không bị đổ.

    Chữ Huyền nét hoành dài, nét phía dưới thu hẹp nằm gọn bên trong

    Chữ Thất bộ miên kéo dài, nét phía dưới thu hẹp nằm gọn bên trong

    Hết phần 1

    Thư Pháp Dụng Phẩm



    Cũ hơn Mới hơn